Đậu nành có gây dậy thì sớm không?

VOH - Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng đậu nành rất giàu protein chất lượng cao, axit béo không bão hòa và chất xơ, có thể ngừa các bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe đường ruột.

Đậu nành có các chất dinh dưỡng nào?

Chuyên gia dinh dưỡng Huang Cuihua, Giám đốc điều hành Quỹ Chăm sóc Ung thư (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, các loại đậu đứng đầu trong danh sách thực phẩm giàu protein. Trong đó, đậu nành và các sản phẩm đậu nành hiện là nguồn cung cấp protein chất lượng cao được khuyên dùng nhiều nhất.

dau nanh
Ăn thường xuyên đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành không gây dậy thì sớm như lời đồn trên mạng xã hội - Ảnh: TVBS

Chúng sở hữu các axit amin thiết yếu, giàu axit béo không bão hòa, nhưng không chứa cholesterol. Chúng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nó cũng chứa nhiều chất xơ có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và duy trì tốt sức khỏe đường ruột.

Một số sản phẩm từ đậu nành có hàm lượng canxi cao, chẳng hạn như đậu hũ non (đậu phụ non) là thực phẩm tốt để bổ sung canxi.

Ăn đậu nành có gây dậy thì sớm không?

Có tin đồn trên mạng xã hội nói rằng, “việc ăn thường xuyên đậu nành hoặc các sản phẩm của chúng có thể dễ dàng dẫn đến dậy thì sớm”.

Trước tin đồn này, chuyên gia dinh dưỡng Huang Shuhui của Tổ chức Chăm sóc Ung thư Đài Loan đã làm rõ cụ thể rằng, đậu nành và các sản phẩm của chúng có chứa isoflavone đậu nành, là một phytoestrogen (estrogen nguồn gốc thực vật) và nghiên cứu hiện tại chưa xác nhận rằng isoflavone đậu nành trong thực phẩm tự nhiên có thể thúc đẩy dậy thì sớm.

Nên việc ăn 2 đến 3 phần đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành mỗi ngày một cách điều độ thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, nhất là nó không gây dậy thì sớm như lời đồn trên mạng xã hội.

Ăn đậu nành có làm bụng đầy hơi và đi trung tiện không?

Lei Yizong, một đầu bếp nổi tiếng của Đài Loan cũng cho biết, đậu nành là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều người không thích ăn vì không thích mùi vị của đậu hoặc sợ ăn vào bụng bị đầy hơi và đi trung tiện (còn gọi là xì hơi hoặc đánh rắm, là hành động thải khí ra khỏi đường ruột qua hậu môn), vì đậu có chứa các loại oligosacarit như raffinose, stachyose… sẽ bị vi khuẩn đường ruột tiêu hóa thành khí.

Đầu bếp Lei Yizong chia sẻ nên ngâm đậu nành và đậu đen từ 8 đến 12 tiếng trước khi nấu để nấu đậu mau mềm, hương vị thơm ngon hơn và đặc biệt sản sinh ra các enzyme. Sau đó, nấu sôi trong hàng chục phút để giảm lượng oligosacarit trong đậu, vừa giúp mọi người hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, vừa tránh ăn vào làm bụng đầy hơi và “xì hơi”.

Đậu nành có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh của phụ nữ

Chen Xiaowei, bác sĩ khoa học thực phẩm và chuyên gia dinh dưỡng (Đài Loan) cho biết, isoflavone đậu nành là phytoestrogen, chúng tương tự như estrogen của con người và có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh của phụ nữ, ngăn ngừa loãng xương, giảm cholesterol và giảm các bệnh tim mạch.

Theo đông y, đậu nành còn có thể bồi bổ lá lách và dưỡng ẩm cho tình trạng khô da, trong khi đậu đen có thể nuôi dưỡng lá lách và thận