Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thực phẩm từ đậu nành không làm tăng nguy cơ ung thư phụ khoa, cũng không làm tăng estrogen trong cơ thể, ngược lại thậm chí nó còn có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú.
Hơn nữa, các thực phẩm từ đậu nành còn có nhiều lợi ích vì nó bổ sung phytoestrogen (có tác dụng tương tự như estrogen) từ bữa ăn hàng ngày.
Không làm tăng nguy cơ ung thư phụ khoa
Li Wanping, chuyên gia dinh dưỡng tại Phòng khám Rongxin (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, cấu trúc của isoflavone đậu nành tương tự như estrogen của con người nên được gọi là phytoestrogen.
Vì vậy, nhiều người lo lắng liệu uống sữa đậu nành, ăn đậu hũ và ăn nhiều thực phẩm liên quan đến đậu nành có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? chẳng hạn như nó gây ung thư, làm tăng nguy cơ ung thư phụ khoa.
Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn đậu hũ, đậu hũ khô và các thực phẩm khác từ đậu nành sẽ không làm tăng nguy cơ ung thư vú, u xơ tử cung… cũng như không trực tiếp làm tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể.
Giảm nguy cơ tái phát ung thư vú
Chuyên gia Li Wanping giải thích thêm, ung thư phụ khoa là nói về bất kỳ loại ung thư nào xuất hiện bên trong cơ quan sinh sản của phụ nữ.
Đậu hũ còn gọi là tàu hũ là một món ăn phổ biến được làm từ đậu nành ở các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á, được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Nếu lượng tiêu thụ Isoflavone đậu nành vừa phải và thích hợp còn giúp cân bằng bên trong cơ thể, mang đến một cơ thể khỏe mạnh hơn.
Một nghiên cứu trên 9.000 người “sống sót” sau ung thư vú thậm chí còn phát hiện ra rằng ăn đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư vú.
Siêu lợi ích của đậu nành
Chuyên gia dinh dưỡng Li Wanping nói thêm rằng, cũng có những tài liệu cho thấy phytoestrogen thu được từ bữa ăn hàng ngày (uống sữa đậu nành, ăn đậu hũ và các thực phẩm khác từ đậu nành) có thể mang lại 5 siêu lợi ích sức khỏe như sau:
Giảm nguy cơ ung thư phổi
Một nghiên cứu dịch tễ học của Nhật Bản phát hiện ra rằng, việc tiêu thụ isoflavone đậu nành có thể liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi và đã đề cập rõ ràng rằng mối liên quan giữa tiêu thụ thực phẩm từ đậu nành và ung thư phổi.
Giảm tỷ lệ mắc ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng
Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng, những phụ nữ tiêu thụ thực phẩm giàu isoflavone hoặc đậu nành có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung và buồng trứng thấp hơn những phụ nữ ít tiêu thụ đậu nành hoặc các thực phẩm từ đậu nành.
Tránh ung thư vú
Các nghiên cứu đã chứng minh những phụ nữ ăn nhiều thực phẩm từ đậu nành có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn đáng kể khi lượng tiêu thụ đậu nành của họ tăng lên.
Cải thiện tình trạng kháng insulin
Nhiều nghiên cứu từ năm 2002 đến năm 2014 cho thấy, phytoestrogen trong chế độ ăn uống có lợi cho những người bệnh béo phì, hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường tuýp 2 (hay loại 2).
Một nghiên cứu năm 2016 tập trung vào phụ nữ mãn kinh cho thấy, genistein-một hoạt tính quan trọng nhất trong thực phẩm isoflavone đậu nành, có thể cải thiện quá trình chuyển hóa glucose và giảm đáng kể nồng độ insulin cũng như tình trạng kháng insulin.
Giảm bệnh tim mạch
Chuyên gia dinh dưỡng Li Wanping cho biết, một số kết quả nghiên cứu cho thấy thiếu hụt estrogen có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn ở phụ nữ.
Cũng có tài liệu khác cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người Châu Á thấp hơn so với các nước phương Tây, một trong những nguyên nhân có thể là do người Châu Á tiêu thụ nhiều thực phẩm từ đậu nành có chứa phytoestrogen.