Đây là 5 tác hại của đậu đen xanh lòng khi dùng sai cách

VOH – Không thể phủ nhận rằng đậu đen đem tới nhiều dưỡng chất quý, góp phần cải thiện sức khỏe hữu hiệu. Song nếu dùng sai cách và quá liều lượng, bạn vẫn có thể mắc phải các tác hại của đậu đen.

Hạt đậu đen không phải là nguyên liệu khó tìm kiếm hay quá xa lạ trong gian bếp Việt. Bạn có thể nấu nước đậu đen để uống hoặc chế biến vô vàn các món ăn ngon từ đậu đen. Thế nhưng nếu muốn tận dụng tối đa nguồn chất dinh dưỡng mà đậu đen mang tới, điều quan trọng cần ghi nhớ đó là dùng đúng khoa học và đủ liều lượng.

1. Một số tác hại của đậu đen xanh lòng nên cẩn trọng

Dù thuộc nhóm các loại hạt bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe song thói quen ăn đậu đen nhiều hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Theo đó, mỗi lần chỉ nên sử dụng khoảng 200 – 300g hạt đậu đen và khoảng 150 ml nước đậu đen rang là hợp lý nhất.

day-la-5-tac-hai-cua-dau-den-khi-dung-sai-cach-ban-can-biet-voh-0
Ăn đậu đen nhiều hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, nên sử dụng vừa đủ và không lạm dụng (Nguồn: Internet)

Thực hiện đúng những khuyến cáo trên đây sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh các tác hại của đậu đen xanh lòng như:

1.1 Đầy bụng khó tiêu

Theo phân tích dinh dưỡng, đậu đen vốn có hàm lượng chất xơ tương đối cao, trung bình 172g đậu đen cung cấp khoảng 15g chất xơ. Vì vậy nếu ăn đậu đen liên tục với lượng lớn sẽ khiến “lợi thành hại”, gây nên chứng đầy bụng khó tiêu và ợ hơi vô cùng khó chịu. (1)

Xem thêm: 4 ‘thủ phạm’ gây chướng bụng đầy hơi và biện pháp giúp cải thiện tình trạng hiệu quả

1.2 Sụt cân

Nhiều chị em phụ nữ thường mách nhau uống nước đậu đen rang để giảm cân nhưng lại lạm dụng quá mức. Thói quen này có thể gây ra hiện tượng sụt cân không kiểm soát, “đẩy” cơ thể rơi vào trạng thái thiếu hụt năng lượng, thường xuyên mệt mỏi và không có sức sống. 

1.3 Dư thừa chất đạm

Dù đậu đen được đánh giá là nguồn cung cấp chất đạm thực vật lành mạnh, song nếu bạn hấp thu một lượng lớn thì tình trạng dư thừa chất đạm vẫn có thể xảy ra và để lại các tác động tiêu cực tới sức khỏe. (2)

Xem thêm: 6 điều cần biết về chất đạm để cơ thể luôn khỏe mạnh cân bằng

1.4 Ảnh hưởng chức năng của thận

Hạt đậu đen vốn có tính hàn mát nên thường được dùng điều chế các bài thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu. Chính bởi lý do này, nhiều người có quan niệm rằng nên uống càng nhiều càng tốt và vô tình làm rối loạn chất điện giải trong cơ thể, thậm chí khiến thận phải làm việc “vất vả” hơn dẫn tới suy yếu các chức năng. (3)

1.5 Giảm tác dụng của thuốc

Giống như một số loại đậu khác, trong đậu đen cũng chứa axit phytic – hoạt chất có đặc tính cản trở quá trình hấp thu các khoáng chất như sắt, kẽm,… Ngoài ra, nếu dùng đậu đen trong thời gian điều trị bệnh lý và sử dụng thuốc Đông y có thể sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, gây kháng thuốc. (4)

day-la-5-tac-hai-cua-dau-den-khi-dung-sai-cach-ban-can-biet-voh-1
Hạn chế dùng đậu đen khi uống thuốc Tây y (Nguồn: Internet)

2. Những người không nên ăn đậu đen xanh lòng

Đậu đen là một nguồn thực phẩm khá giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Nhưng tất nhiên cũng cần lưu ý rằng, với một số đối tượng đặc biệt sau đây thì loại hạt này lại không mấy “thân thiện” và thường không được khuyến khích sử dụng nhiều. Cụ thể:  

2.1 Người có tỳ vị hư hàn

Người có tỳ vị hư hàn, tay chân lạnh hoặc thường mắc chứng tiêu chảy thì nên hạn chế uống nước đậu đen hay các món ăn từ loại hạt này, nhằm tránh mắc phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: Ăn gì khi bị tiêu chảy? 7 loại thực phẩm sẽ giúp giải quyết vấn đề trên

2.2 Trẻ em dưới 1 tuổi

Hệ thống tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi còn khá non nớt và phần lớn các bé chưa thể tiếp nạp các dưỡng chất từ đậu đen. Do đó, dù trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm hay chưa, cha mẹ cũng cần cân nhắc không sử dụng đậu đen trong chế biến món ăn nếu con chưa đủ 1 tuổi.

2.3 Có tiền sử dị ứng

Nếu có tiền sử dị ứng đậu phộng, đậu nành,..thì hãy cẩn trọng khi dùng đậu đen, chú ý quan sát những dấu hiệu bất thường, ngứa ngáy hoặc nổi ban đỏ để kịp tới thăm khám và điều trị.

Xem thêm: 6 triệu chứng điển hình khi bị dị ứng đậu phộng và cách phòng ngừa

2.4 Người đang sử dụng thuốc

Trong đậu đen xanh lòng có chứa chất giải độc và nó sẽ ảnh hưởng với các thành phần trong thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc. Vì thế khi bạn đang uống bất kỳ loại thuốc nào thì không nên uống nước đậu đen xanh lòng.

3. Thời điểm sử dụng đậu đen tốt nhất

Để tránh phát huy tối đa tác dụng và tránh các tác hại của đậu đen xanh lòng mang lại thì nên sử dụng vào các thời điểm sau:

  • Buổi sáng: sử dụng đậu đen vào buổi sáng sẽ hỗ trợ quá trình giảm cân, ngăn ngừa tình trạng rụng tóc và chống lão hóa da.
  • Trước bữa ăn chính: có thể dùng đậu đen trước 30 phút sẽ giúp cơ cảm thấy no lâu, kiểm soát cơn thèm ăn và cân nặng cơ thể.
  • Trước khi ngủ: khi bạn đang bị mất ngủ thì có thể dùng đậu đen trước 4 - 5 tiếng sẽ giúp cơ thể được ngủ ngon và cải thiện tình trạng mất ngủ.

4. Các lưu ý cần biết khi sử dụng đậu đen xanh lòng

Cùng với việc cân đối hàm lượng đậu đen trong khẩu phần ăn, bạn cũng cần “nằm lòng” một vài lưu ý nhỏ sau:

  • Tìm mua đậu đen có nguồn gốc rõ ràng, không quá to hoặc quá lép, không bị sâu mọt.
  • Trước khi chế biến đậu đen, nên ngâm đậu trong nước khoảng 7 – 8 tiếng để giảm bớt lượng chất axit phytic, đồng thời giúp đậu nhanh chín và bùi thơm hơn.
  • Tốt nhất chỉ sử dụng đậu đen từ 2 – 3 lần trong tuần.
  • Người có bệnh lý chỉ nên uống 1 - 2 ly trong tuần.

Nước đậu đen hay các món ăn từ đậu đen đều rất hấp dẫn, độc đáo nhưng không nên vì ngon miệng mà ăn “thỏa thích” và không kiểm soát liều lượng. Hãy nhớ thực hiện các lưu ý an toàn trên đây để hạn chế tối đa các tác hại của đậu đen xanh lòng nhé.