Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Điểm mặt 6 tác hại của mật ong khi dùng thiếu khoa học

(VOH) – Mặc dù mật ong vốn nổi danh là một ‘thần dược’ giúp cải thiện hữu hiệu nhiều vấn đề sức khỏe, song nếu chúng ta không sử dụng đúng cách thì có thể dễ dàng gặp phải các tác hại của mật ong.

Không thể phủ nhận rằng mật ong đem đến cho cơ thể nguồn chất dinh dưỡng vô cùng dồi dào và đa dạng, bao gồm đường tự nhiên (gồm cả glucose và fructose), chất chống oxy hóa nhóm flavonoids, polyphenolics cùng các vitamin thiết yếu như vitamin C, vitamin B.

Tuy nhiên điều cần lưu ý đó là những dưỡng chất trên chỉ phát huy công dụng hiệu quả khi chúng ta tiếp nạp một lượng vừa đủ, đúng khoa học, nếu không “lợi sẽ thành hại”.

1. Tác hại của mật ong cần biết và phòng tránh

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng lạm dụng quá nhiều mật ong hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, theo đó tốt nhất chỉ nên dùng từ 5 – 10 thìa cà phê mật ong trong ngày và tối đa ở mức 50ml.

Duy trì sử dụng đúng lượng an toàn này sẽ giúp chúng ta hấp thủ đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời chủ động phòng ngừa các tác hại của mật ong dưới đây:

1.1 Hạ huyết áp quá mức

Nhờ cung cấp lượng chất chống oxy hóa flavonoid mà mật ong cũng được đánh giá là một trong những thực phẩm có khả năng hỗ trợ làm giảm huyết áp. Thế nhưng bạn tuyệt đối không nên sử dụng mật ong quá liều lượng, dẫn tới hạ huyết áp quá mức, khiến quá trình luân chuyển oxy tới tim bị gián đoạn, làm rối loạn nhịp tim và khó thở. (1)   

diem-mat-5-tac-hai-cua-mat-ong-khi-dung-thieu-khoa-hoc-voh-0
Mật ong tốt cho người cao huyết áp, nhưng không nên quá lạm dụng để tránh rơi vào tình trạng huyết áp thấp quá mức an toàn (Nguồn: Internet)

1.2 Gây nóng trong người

Nếu hấp thu một lượng mật ong vừa đủ, đặc biệt là mật ong nguyên chất thì sẽ không gây nóng trong người hay nổi mụn nhọt, phát ban. Phần lớn tình trạng này xảy ra khi bạn dùng liên tục trong thời gian dài các loại mật ong kém chất lượng, có pha tạp chất.

Xem thêm: Cách thử mật ong thật giả cực đơn giản, cực chuẩn 

1.3 Tăng đường huyết

Mật ong có vị ngọt dịu tự nhiên từ đường glucose và fructose nên vẫn thuộc nhóm thực phẩm lành mạnh mà người mắc bệnh tiểu đường có thể dùng trong khẩu phần ăn. Song hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng đúng lượng an toàn, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ nồng độ đường huyết tăng vượt ngưỡng an toàn. (2)  

1.4 Khó kiểm soát cân nặng

Thói quen tiêu thụ lượng lớn mật ong có thể là tác nhân khiến cân nặng của bạn tăng lên mất kiểm soát. Theo đó lượng đường khi vào cơ thể sẽ làm ức chế hoạt động của hormone leptin, khiến não bộ nghĩ rằng bạn đang thiếu năng lượng, cần ăn nhiều hơn và đốt cháy chất béo dự trữ ít hơn, gây béo phì. (3)

Xem thêm: 7 căn bệnh có thể xuất phát từ bệnh béo phì, hầu hết là bệnh mãn tính nguy hiểm

1.5 Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc

Ngộ độc trong quá trình sử dụng cũng là một tác dụng phụ của mật ong mà bạn cần lưu ý và chủ động phòng tránh. Dù tỉ lệ mắc phải tình trạng này tương đối nhỏ song các biến chứng sức khỏe thường khá nặng nên lạm dụng quá nhiều mật ong hoàn toàn không được khuyến khích. (4)

1.6 Gây hại răng miệng

Theo các nghiên cứu mật ong có thể làm hại răng miệng, làm cho men răng bị ăn mòn và răng yếu đi. Bởi mật ong sẽ dễ dính vào răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong răng, từ đó sản sinh axit ăn mòn men răng và gây sâu răng.

2. Một số lưu ý an toàn khi sử dụng mật ong

Để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên chú ý thực hiện đúng theo những lời khuyên quan trọng sau:

2.1 Không dùng nếu có tiền sử dị ứng

Mật ong vốn là một thực phẩm lành tính, tuy nhiên khi chiết xuất mật ong vẫn có thể bị lẫn phấn các loại hoa. Chính vì lý do đó, nếu có tiền sử dị ứng phấn hoa bạn nên tìm hiểu kĩ nguồn gốc xuất xứ của mật ong và nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

diem-mat-5-tac-hai-cua-mat-ong-khi-dung-thieu-khoa-hoc-voh-1
Nếu bạn có tiền sử dị ứng phấn hoa, hãy cẩn trọng khi sử dụng mật ong (Nguồn: Internet)

2.2 Hạn chế cho trẻ dưới 1 tuổi dùng

Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, cha mẹ “đừng vội” thêm mật ong vào chế độ dinh dưỡng của bé, nhằm giảm thiểu tỉ lệ mắc ngộ độc Clostridium botulinum, tăng nguy cơ tổn thương hệ thần kinh và thậm chí là tử vong.

Xem thêm: Bí Quyết chăm sóc trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên các mẹ nên biết

2.3 Vệ sinh răng miệng sau khi sử dụng

Như đã phân tích, mật ong vốn chứa hàm lượng lớn đường, nếu tích tụ trong khoang miệng lâu sẽ làm tăng lượng axit hòa tan khoáng chất như canxi hay photpho, từ đó phá hủy men rằng.

Do vậy, sau khi dùng các món ăn, thức uống có chứa mật ong, bạn đừng quên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách uống một ngụm nước lọc, súc miệng nước muối hoặc đánh răng.

2.4 Mật ong kỵ gì ?

Mật ong vừa là một thực phẩm và còn là dược phẩm tốt cho sức khỏe, vì thế không phải bất cứ thứ gì cũng có thể kết hợp được với loại thực phẩm này. Một số thực phẩm được cho là đại kỵ khi kết hợp với mật ong vì nó sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe như:

  • Mật ong kỵ đậu phụ.
  • Mật ong kỵ với cá chép.
  • Mật ong kỵ với hành.
  • Mật ong kỵ rau thì là.
  • Mật ong kỵ tào phớ.
  • Mật ong kỵ với hành tây.
  • Mật ong kỵ với lá hẹ.
  • Mật ong với cơm.
  • Không nên pha mật ong với nước sôi vì sẽ làm giảm chất dinh dưỡng.
  • Không đựng mật ong trong bình sắt.

Mật ong ngọt thơm, bổ dưỡng đã trở thành một thực phẩm quen thuộc với mỗi gia đình, nhưng hy vọng rằng chúng ta sẽ chú ý hơn về cách sử dụng an toàn, đúng khoa học để phòng chống tối đa những rủi ro sức khỏe trên đây nhé.

Bình luận