10 lợi ích khi uống nước lọc mà bạn không ngờ tới

(VOH) – Rất nhiều người đều cho rằng, uống nước lọc chỉ để giúp giải khát, nhưng trên thực tế nước lọc còn mang đến cho cơ thể rất nhiều lợi ích sức khỏe. Vậy uống nước lọc có tác dụng gì?

Nước lọc là loại nước vô cùng quen thuộc và phổ biến đối với tất cả mọi người, tuy nhiên, nếu được hỏi đây là loại nước như thế nào, công dụng ra sao, uống bao nhiêu là đủ...thì chắc hẳn không phải ai cũng biết.

1. Nước lọc là gì?

Nước lọc là loại nước đã qua xử lý nhằm loại bỏ các tạp chất hoặc vi khuẩn từ nước ngọt, dùng để uống hoặc sử dụng cho các mục đích khác như sinh hoạt, sản xuất...

Nước lọc có thể được tạo ra bằng nhiều phương pháp truyền thống như: chưng, cất, hoặc lọc thủ công qua lưới, bông, than.,.. để loại bỏ tạp chất. Ngày này, nước lọc còn được tạo ra bằng phương pháp công nghiệp thông qua hoạt động của các nhà máy lọc nước để tạo ra nguồn nước chất lượng, đủ để tiêu thụ hoặc sử dụng và ít có nguy cơ gây tổn hại lâu dài hoặc ngay lập tức.

10-loi-ich-khi-uong-nuoc-loc-ma-ban-khong-ngo-toi-voh-0
Nước lọc là thức uống quen thuộc và cần thiết cho tất cả mọi người (Nguồn: Internet)

1.1 Tính chất đặc trưng của nước lọc

Nước lọc sau khi qua xử lý đều đã được loại bỏ các tạp chất, dầu mỡ có trong nước. Đồng thời cũng loại bỏ được những thành phần có hại trong nước như vi khuẩn, cặn bẩn...

Nước lọc cũng đã được khử nitrit, amoni, nitrat... cùng các chất có hại như phèn, sắt, mangan, asen và các chất kim loại nặng có trong nước.

Nước có độ pH ổn định, ở mức an toàn và giữ lại được một lượng khoáng chất vừa đủ, có lợi cho sức khỏe.

Ngoài ra, nước lọc cũng có vị thanh mát, sảng khoái dễ uống.

1.2 Sự khác biệt giữa nước lọc, nước tinh khiết và nước ion kiềm

Nước lọc, nước tinh khiết và nước ion kiềm có nhiều điểm chung, đó là cả 3 loại nước này đều đã được loại bỏ các yếu tố không mong muốn khỏi nước.

Tuy nhiên, cách xử lý nước lọc, nước tinh khiết và nước ion kiềm chính là điểm khiến cho chúng có sự khác biệt. Nếu như nước loại tạo thành từ việc loại bỏ tạp chất, thì nước tinh khiết được làm sạch bằng cách sử dụng hóa chất, chẳng hạn như i-ốt hoặc clo, và nước ion kiềm được trao ra bằng kỹ thuật điện phân nước.

Xem thêm: Đi tìm lời giải đáp về nước ion kiềm tốt cho sức khỏe, đặc biệt các bệnh về dạ dày

2. Uống nước lọc có tác dụng gì?

Uống nước lọc mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài công dụng gúp bạn giải khát tức thì, uống nước lọc còn giúp bạn:

2.1 Bảo vệ cơ thể và cải thiện sức khỏe tổng thể

Trong cơ thể người, có tới 70% là nước. Nước xuất hiện ở tất cả các cơ quan, bộ phận trên cơ thể để giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể.

2.2 Làm trơn các khớp

Nước chiếm khoảng 31% cấu tạo của xương và đóng vai trò là chất quan trọng trong việc làm trơn để các khớp xương vận hành nhịp nhàng, tránh gây tổn thương cho xương.

Khi cơ thể thiếu nước, bạn sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về bệnh xương khớp.

2.3 Điều hòa nhiệt độ cơ thể

Một trong những tác dụng của nước lọc là giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Thông thường, thân nhiệt cân bằng trong cơ thể sẽ nằm ở khoảng 37 độ C. Khi nhiệt độ môi trường đột ngột biến đổi, cơ thể sẽ dựa vào cơ chế điều hòa thân nhiệt để thích nghi và nước chính là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa thân nhiệt.

2.4 Vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng

Uống nước lọc đúng cách sẽ giúp hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào không bị gián đoạn.

10-loi-ich-khi-uong-nuoc-loc-ma-ban-khong-ngo-toi-voh-1
Uống nước lọc giúp quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng trơn tru hơn (Nguồn: Internet)

Khi nước đi vào cơ thể sẽ được dạ dày phân tách thành các phân tử nhỏ hơn để dễ dàng thẩm thấu. Sau đó, ruột non sẽ thực hiện chức năng thẩm thấu nước và chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Nước chính là thành phần nhận nhiệm vụ hòa tan và vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi tế bào.

2.5 Đào thải độc tố

Nước có chức năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, bởi khi vào cơ thể, nước tồn tại ở dạng phân tử nên có thể dễ dàng thẩm thấu qua màng lipid kép để đi tế từng tế bào, thực hiện chức năng thải độc.

Nước có nhiệm vụ lấy đi các chất độc hại ở tế bào, đồng thời cung cấp oxy và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

2.6 Chuyển hóa thức ăn thành năng lượng

Khi thức ăn được đưa vào cơ thể sẽ xảy ra một chuỗi các phản ứng hóa học tại nhiều cơ quan. Lúc này, nước sẽ trở thành dung môi của những phản ứng hóa học của toàn bộ quá trình.

Ngoài ra, khi nước giúp vận chuyển oxy trong máu và các chất dinh dưỡng thiết yếu đến các tế bào cơ thể bạn sẽ được cung cấp đủ nước, và tim của bạn cũng không phải làm việc cực nhọc để cố gắng bơm thật nhiều máu đi khắp cơ thể. Do đó, uống nước giúp tăng năng lượng cho cơ thể.

2.7 Lọc sạch phổi

Chúng ta đều biết, phổi chính là bộ phận tiếp nhận không khí từ môi trường bên ngoài, nên nó rất dễ bị nhiễm bụi bẩn, vi khuẩn, virus... Việc bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể là cách giúp lọc sạch phổi để phổi luôn khỏe mạnh.

2.8 Nuôi dưỡng làn da

Khi cơ thể thiếu nước, các nếp nhăn trên da sẽ sâu hơn và hiện rõ hơn trên gương mặt hoặc cơ thể bạn. Ngược lại, khi các tế bào da nhận đủ nước sẽ làm cho gương mặt bạn trông trẻ hơn, làn da cũng căng mịn hơn rất nhiều.

2.9 Giúp tiêu hóa tốt

Cùng với chất xơ, nước là thành phần cần thiết để các hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Nước giúp hòa tan các chất và hỗ trợ chúng được di chuyển trơn tru hơn trong đường tiêu hóa.

2.10 Giảm nguy cơ bị sỏi thận

Nguy cơ mắc sỏi thận có thể gia tăng nếu bạn không uống đủ nước. Nước giúp làm loãng muối và khoáng chất trong nước tiểu, từ đó tránh được nguy cơ hình thành các tinh thể rắn từ chúng gọi là sỏi thận.

3. Uống nước lọc giảm cân được không?

Nước được xem như một loại thức uống có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả. Uống nước lọc có thể giúp bạn đốt cháy nhiều calo, làm giảm cảm giác thèm ăn và còn giúp loại bỏ mỡ thừa trong cơ thể.

10-loi-ich-khi-uong-nuoc-loc-ma-ban-khong-ngo-toi-voh-2
Uống nước lọc đúng cách có thể giúp giảm cân (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, nếu muốn giảm cân bằng nước lọc thành công bạn uống nước đúng cách kết hợp với vận động phù hợp.

Xem thêm: Giảm cân bằng nước lọc: Nguyên tắc và cách uống để nhanh có được thân hình lý tưởng

4. Một ngày uống bao nhiêu nước là đủ?

Không phải một ngày bạn uống 8 cốc nước hoặc uống  2 lít nước thì xem như là đã cung cấp đủ nước cho cơ thể, bởi một một ngày uống bao nhiêu nước sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, môi trường sống và quá trình vận động của bạn,....

Do đó, muốn biết chính xác nhu cầu nước ở mỗi người, bạn cần tính toán dựa trên các công thức đã có sẵn. Nên nhớ, nhu cầu nước ở nam giới và nữ giới, ở người già và trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người bình thường hay vận động viên đều không giống nhau.

Xem thêm: Đây là công thức đơn giản nhất để tính lượng nước cần thiết cho cơ thể dựa vào số đo cân nặng

5. Uống nước lọc đúng cách là như thế nào?

Khi đã biết được cơ thể cần phải được cung cấp bao nhiêu nước mỗi ngày, bạn cần biết cách uống nước đúng để có thể hấp thụ tối đa những lợi ích từ việc uống nước. Theo đó bạn nên nhớ:

  • Hãy ngồi khi uống nước thay vì đứng
  • Chỉ nên uống từng ngụm nhỏ
  • Uống nước ngay khi cảm thấy khát
  • Không quên uống nước vào buổi sáng
  • Cần bổ sung nước khi tập thể dục
  • Đảm bảo nguồn nước uống chất lượng
  • Bên cạnh việc uống nước lọc, bạn cũng có thể tăng hương vị cho nước bằng cách loại trái cây...

Ngoài ra, bạn cũng nên uống nước đúng thời điểm để không phải gặp tình trạng cơ thể bị thiếu nước.

Xem thêm: Học cách uống nước đúng và đủ theo khoa học mỗi ngày

6. Uống nước lọc nhiều có tốt không?

Nước vốn là thành phần phần quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, uống nhiều nước cũng không hoàn toàn có lợi. Việc ép cơ thể phải nạp vào một lượng nước quá nhiều có thể khiến các cơ quan bị rối loạn, quá tải cho thận, thậm chí là gây ngộ độc nước.

Dưới đây là một số tác hại khi bạn uống quá nhiều nước:

6.1 Ảnh hưởng đến thận

Thận là cơ quan thực hiện chức năng lọc nước, do đó, uống đủ nước rất tốt cho thận nhưng nếu bạn uống quá nhiều nước sẽ khiến thận phải hoạt động liên tục. Lâu ngày, thận mệt mỏi và dẫn đến suy giảm chức năng, từ đó gây ra các bệnh về thận.

6.2 Bị chuột rút

10-loi-ich-khi-uong-nuoc-loc-ma-ban-khong-ngo-toi-voh-3
Uống nước lọc quá nhiều có thể khiến bạn bị căng cơ và chuột rút (Nguồn: Internet)

Sự mất cân bằng chất lỏng trong có thể có thể gây ra các vấn đề tại cơ bắp, điển hình là tình trạng co thắt cơ và chuột rút. Điều này xảy ra, khi cơ thể nhận quá nhiều nước làm giảm mức điện giải. Mức điện giải thấp dễ dẫn đến chuột rút.

6.3 Mệt mỏi và căng thẳng

Tiêu thụ quá nhiều nước sẽ khiến bạn dễ bị mệt mỏi. Nguyên nhân là do thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa, điều này kích thích tuyến thượng thận quá mức, từ đó khiến hormone căng thẳng và mệt mỏi.

6.4 Không tốt cho tim

Uống quá nhiều nước không tốt cho trái tim. Nước có thể làm tăng thể tích máu trong cơ thể và làm tăng gánh nặng cho tim. Khi uống nhiều nước, những áp lực không cần thiết này sẽ làm hỏng các mạch máu, thậm chí có thể dẫn đến động kinh trong một số trường hợp.

6.5 Tổn thương não

Một ảnh hưởng khác khi bạn uống nước quá nhiều, đó là gây tổn thương não. Uống nhiều nước sẽ có thể làm vượt mức khả năng xử lý của thận, gây mất cân bằng natri trong máu, có thể tàn phá não và cơ thể, được gọi là ngộ độc nước.

Như vậy, nước lọc là loại nước quen thuộc với tất cả mọi người và ai cũng cần được bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo uống nước đúng cách, đúng lượng để cơ thể nhận được nhiều lợi ích sức khỏe, cũng như không gặp phải những ảnh hưởng tiêu cực từ nước.