Chờ...

Giảm đường giúp tăng cường sức khỏe tinh thần

VOH - Khi cơ thể nạp quá nhiều đường, lượng đường trong máu tăng, tiết insulin tăng cao, đường chuyển hóa thành chất béo dự trữ. Gây ra các bệnh mãn tính béo phì, huyết áp cao, đường huyết cao...

Vậy giảm lượng đường tốt cho sức khỏe nhưng bằng cách nào? Người ăn chay cũng có thể giảm đường không? Ai không thích hợp theo chế độ ăn giảm đường? Mọi người sẽ nhận được câu trả lời của những câu hỏi trên ở bài viết dưới đây.

Giảm đường giúp tăng cường sức khỏe tinh thần
Chế độ ăn giảm đường giúp lượng đường trong máu ổn định hơn và khiến mọi người ít cảm thấy đói hơn - Ảnh: TVBS

Giảm đường chứ không thể hoàn toàn không có đường

Hong Jingsui, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, khi cơ thể không có đủ đường thì năng lượng mà cơ thể cần để hoạt động cũng sẽ giảm đi. Tuy nhiên, để cơ thể hoạt động bình thường, protein sẽ thay thế đường để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi đó, protein sẽ bị phân hủy và tiêu thụ.

Đường cũng sẽ tham gia vào quá trình oxy hóa lipid, khiến lipid bị oxy hóa hoàn toàn, nếu không sẽ dẫn đến nhiễm toan ceto (là biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường đặc trưng bởi tăng đường huyết, tăng ceton trong máu và nhiễm toan chuyển hóa).

Nguồn năng lượng của tế bào thần kinh con người được lấy từ glucose trong đường, vì vậy, để duy trì chức năng bình thường của tế bào não, glucose trong đường là không thể thiếu, nên tiêu thụ ít nhất 130 gram đường mỗi ngày để duy trì hoạt động sống bình thường của cơ thể.

Chú ý điều gì khi thực hiện chế độ ăn giảm đường?

Tinh bột chất lượng cao có thể giúp hấp thụ chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, không chỉ làm tăng cảm giác no mà còn giúp giảm cân.

Trong thời gian thực hiện chế độ ăn giảm đường, mọi người có thể tiêu thụ nhiều các loại rau ít đường như rau lang (còn được gọi với các tên phiên chử, cam thử), cải xoăn, rau muống, cà rốt, củ cải trắng, cải thìa, súp lơ trắng, súp lơ xanh, khổ qua (mướp đắng), cà chua thịt bò (hoặc cà chua beefsteak), nấm , măng…

Chế độ ăn giảm đường giúp lượng đường trong máu ổn định hơn và khiến mọi người ít cảm thấy đói hơn.

Khi giảm lượng đường, không nên kiểm soát quá mức lượng đường (không kiêng quá mức), hãy ăn uống bình thường trong mỗi bữa ăn để giảm nguy cơ ăn quá nhiều.

Giảm lượng đường có thể giúp tăng cường sức khỏe tinh thần, cải thiện sự tập trung và chức năng khác của não bộ.

Những vấn đề thường gặp khi giảm đường

Câu hỏi 1: có nên ăn nhiều thực phẩm ít đường không?

Trả lời 1: không, thực phẩm nào cũng có chất dinh dưỡng, dù là thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng không nên ăn quá nhiều, vẫn cần chú ý cân bằng dinh dưỡng, dinh dưỡng thừa hoặc thiếu và sai phương pháp sẽ gây gánh nặng cho cơ thể, dễ dẫn đến bệnh tật, sẽ làm tăng cân thay vì giảm cân.

Câu hỏi 2: giảm đường có nghĩa là không nên ăn tinh bột phải không?

Trả lời 2: không đúng, tinh bột là một loại đường, chế độ ăn giảm đường có nghĩa là làm giảm tỷ lệ đường từ 50 đến 60% xuống còn 30 đến 40%, nên mọi người cần giảm lượng đồ uống có đường, đồ ngọt, đồ ăn vặt và các thực phẩm có đường tinh luyện khác.

Câu hỏi 3: nên làm gì nếu cảm thấy đói trong thời gian giảm đường?

Trả lời 3: mọi người có thể uống thêm một lượng nhỏ sữa đậu nành không đường, ăn trứng luộc, các loại hạt không tẩm gia vị hoặc ăn ức gà luộc để giảm cảm giác đói.

Câu hỏi 4: người ăn chay có thể theo chế độ ăn giảm đường không?

Trả lời 4: có thể, người ăn chay có thể sử dụng các đậu, rau củ, quả hạch, trái cây và đậu nành Nhật Bản. Nếu là người ăn chay lacto-ovo cũng có thể sử dụng thêm trứng và sữa, các sản phẩm từ sữa.

Câu hỏi 5: phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có thể áp dụng chế độ ăn giảm đường không?

Trả lời 5: Trong quá trình phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh, chúng cần nhiều chất dinh dưỡng (như axit folic, vitamin B1, B2, magie, sắt, kẽm, canxi). Vì vậy, phụ nữ mang thai và cho con bú tốt nhất nên áp dụng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng.

Ai không thích hợp theo chế độ ăn giảm đường?

Chuyên gia dinh dưỡng Hong Jingsui nhắc nhở rằng, nếu bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch… nếu cần thực hiện chế độ ăn kiêng giảm đường thì nên tìm đến lời khuyên y tế và dinh dưỡng chuyên nghiệp của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, vì thói quen ăn uống, thói quen tập thể dục, thể chất và thuốc uống của mỗi người đều khác nhau, không ai giống ai.