Nếu ăn cùng, sẽ gây ngộ độc, hình thành cặn sỏi hoặc ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Nhưng sự thật điều này có đúng không?
Trứng có ăn cùng lúc với mật ong được không?
Li Yijia, bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa và Gan mật thuộc Khoa Nội tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan (Trung Quốc) đã cho biết, tin đồn trên mạng xã hội nói rằng “đường trong mật ong sẽ kết hợp với cholesterol trong protein” gây ra mắc ói (buồn nôn) và ói mửa (nôn mửa).
Trên thực tế, hầu hết thực phẩm người bình thường tiêu thụ đều chứa đường và protein, theo logic của tin đồn, gần như tất cả các loại thực phẩm đều không ăn được.
Trên lâm sàng, chưa từng có trường hợp nào bị ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn trứng với mật ong cùng lúc.
Huang Shuhui, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Bưu điện (Đài Loan, Trung Quốc) cho rằng, trứng và mật ong có thể ăn cùng lúc nhau, đường trong mật ong là loại đướng hòa tan trong nước, trong khi cholesterol trong trứng hòa tan trong chất béo, cả hai hoàn toàn không liên quan và chúng sẽ không kết hợp với nhau, do đó không có thể gây ngộ độc thực phẩm như tin đồn.
Thầy thuốc đông y Huang Xinyi thì cho rằng, trong lý thuyết y học cổ truyền (còn gọi là đông y) không có ghi nhận trứng không thể ăn cùng lúc với mật ong.
Trứng có ăn cùng lúc với trái hồng được không?
Thầy thuốc Huang Shuhui cho biết, trong trái hồng có chứa axit tannic, nếu ăn nhiều thực phẩm chứa axit tannic và giàu protein sẽ hình thành cặn protein, có thể gây khó tiêu, khó chịu ở đường tiêu hóa nhưng không gây ra cặn sỏi.
Thầy thuốc Huang Shuhui cho biết, theo kinh nghiệm của nông dân thì “không nên ăn trái hồng với cua cùng lúc với nhau”.
Lý do là thịt cua, giống như trứng, là thực phẩm rất giàu protein và protein trong chúng sẽ tương tác với axit tannic trong trái hồng, sẽ hình thành cặn sỏi.
Tuy nhiên, mọi người phải ăn một lượng đủ nhiều mới cảm thấy khó chịu, nếu chỉ ăn một quả trứng và vài miếng (lát) hồng thì sẽ không có tác dụng gì.
Bác sĩ Li Yijia cho rằng, ăn trứng với trái hồng cùng nhau sẽ không gây ra cặn sỏi, tin đồn trên mạng không có cơ sở khoa học. Thầy thuốc Huang Xinyi cũng cho biết, từ góc độ của y học cổ truyền, chưa bao giờ nghe qua trứng không được ăn cùng lúc với trái hồng.
Không nên uống thuốc chống viêm sau khi ăn trứng?
Bác sĩ Li Yijia cho biết, thuốc chống viêm sẽ không tương tác với các loại thực phẩm như trứng, nếu mọi người uống thuốc chống viêm khi bụng đói, thuốc sẽ tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc đường tiêu hóa, làm cho dạ dày của mọi người sẽ có thể cảm giác khó chịu.
Nhưng trên lâm sàng, người ta chưa ghi nhận hoặc quan sát thấy việc dùng thuốc chống viêm sau khi ăn trứng sẽ gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Thầy thuốc Huang Shuhui cũng cho biết thêm, thuốc chống viêm sẽ không tương tác với trứng nhưng không nên ăn trứng khi bị tiêu chảy vì protein không dễ tiêu hóa, gây khó tiêu. Đặc biệt là không nên ăn trứng dưới dạng luộc lòng đào, ăn trứng sống hoặc trộn salad.