Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Vô vàn tác dụng của cây chùm ngây, một loại ‘thần dược’ quý

Thời gian gần đây, rau chùm ngây được xem là ‘thần dược’ vì có quá nhiều công dụng cho sức khỏe. Vậy điều này có đúng hay không? Hãy đi tìm sự thật tác dụng của cây chùm ngây trong bài viết dưới đây.

Chùm ngây (Moringa oleifera Lam) hay còn gọi là ba đậu dại, cải ngựa, là loài thực vật thân gỗ có xuất xứ từ Ấn Độ.  Chùm ngây có thể mọc cao tới 5 – 6m, rất dễ trồng, dễ sống, chịu hạn giỏi, không kén đất, ít tốn phân. Trồng khoảng 4 – 5 tháng có thể hái lá, sau 8 tháng cây bắt đầu cho hoa. Hoa chùm ngây màu trắng, có hương thơm. Quả dài 25-30cm và có hình dáng giống với quả đậu cô ve. Có thể trồng chùm ngây bằng hạt hoặc giâm cành.

1. Hoạt chất và dinh dưỡng của chùm ngây

Giá trị dinh dưỡng của 100g quả chùm ngây tươi

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Năng lượng

37 kcal

Cacbohydrat

8.53 g

Chất xơ

3.2 g

Chất béo

0.2 g

Chất đạm

2.1 g

Vitamin A

4 µg

Vitamin B6

0.12 mg

Vitamin C

141 mg

Canxi

30 mg

Sắt

0.36 mg

Magie

45 mg

Photpho

50 mg

Kali

461 mg

Natri

42 mg

Kẽm

0.45 mg

Nước

88.2 g

- Giá trị dinh dưỡng của lá chùm ngây tươi

Giá trị dinh dưỡng trong 100g lá chùm ngây tươi

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Năng lượng

64 kcal

Cacbohydrat

8.28 g

Chất xơ

2 g

Chất béo

1.4 g

Chất đạm

9.4 g

Vitamin A

378 µg

Vitamin B6

1.2 mg

Vitamin C

51.7 mg

Canxi

185 mg

Sắt

4 mg

Magie

147 mg

Photpho

112 mg

Kali

337 mg

Natri

9 mg

Kẽm

0.6 mg

Nước

78.66 g

Theo một số nghiên cứu cho biết, chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, 10 loại acid amin, 46 chất chống oxi hóa, liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chất kháng sinh, kháng độc tố. Ngoài ra, chùm ngây còn có các chất giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, giúp ổn định huyết áp, hạ cholesterol, bảo vệ gan.

Đặc biệt, lá chùm ngây còn chứa nhiều dưỡng chất hơn cả quả và hoa. Vitamin C trong lá chùm ngây hơn vitamin C trong cam 7 lần, vitamin A hơn cà rốt 4 lần, canxi gấp 4 lần sữa, sắt gấp 3 lần cải bó xôi, đạm nhiều gấp đôi sữa chua và potassium gấp 3 lần quả chuối.

2. Công dụng của cây chùm ngây đối với sức khỏe

Theo thống kê chưa đầy đủ cho thấy, chùm ngây có thể được sử dụng để điều trị hơn 300 căn bệnh. Có thể kể một vài công dụng của cây chùm ngây phổ biến như:

vo-van-tac-dung-cua-chum-ngay-mot-loai-than-duoc-quy

Chùm ngây là loại cây dễ trồng, có nhiều công dụng đối với sức khỏe (Nguồn: Internet)

2.1 Phòng bệnh ung thư, thoái hóa điểm vàng và xơ nang

Lá chùm ngây có chứa 46 loại chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và vitamin A. Đây là những chất chống oxy hóa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người.

Các chất chống oxy hóa này giúp trung hòa các tác động tàn phá của các gốc tự do, từ đó bảo vệ chúng ta khỏi căn bệnh ung thư và các bệnh thoái hóa như thoái hóa điểm vàng và bệnh xơ nang.

2.2 Tác dụng của cây chùm ngây phòng ngừa loãng xương

Với hàm lượng canxi và magie phong phú, cây chùm ngây trở thành một trong những loại thực vật có công dụng tốt cho xương.

2.3 Tốt cho da

Cây chùm ngây chứa cytokinin (Moringa YSP) – một loại kích thích tố thực vật làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.

2.4 Tác dụng của rễ chùm ngây

  • Chống co giật, chống sưng và giúp lợi tiểu.
  • Một số nơi còn dùng rễ chùm ngây nấu nước uống để ngừa thai.
  • Giúp loại bỏ sạn thận loại Oxalat.
  • Vỏ rễ chùm ngây sắc lấy nước trị được đau răng, đau tai,…
  • Rễ tươi của cây chùm ngây non dùng để trị nóng sốt, phong thấp, sưng gan và lá lách,…

2.5 Hạt chùm ngây có tác dụng gì?

  • Dầu được chế từ hạt chùm ngây có tác dụng trị phong thấp.
  • Hạt chùm ngây còn giúp trị táo bón, mụn cóc và giun sán.

3. Ứng dụng của cây chùm ngây trong ẩm thực

vo-van-tac-dung-cua-chum-ngay-mot-loai-than-duoc-quy

Bột chùm ngây có thể dùng để nấu cháo, làm bánh, pha nước uống (Nguồn: Internet)

Lá của cây chùm ngây thường được sử dụng để nấu canh với thịt, tôm, nấm, trộn salad, ăn sống xào thịt, xay nhuyễn làm nước sinh tố.

Bên cạnh đó, lá chùm ngây khô tán bột có thể bảo quản rất lâu mà không mất dinh dưỡng, thường được sử dụng cho các món ăn như cháo, bột trẻ em, nhào bột bánh, pha nước uống.

Hoa chùm ngây có nhiều mật ngọt và giàu dinh dưỡng, thường được dùng làm rau hoặc phơi khô để nấu lấy nước uống như trà. Trái non của chùm ngây dùng để xào, nấu canh, hầm xương, ninh súp. Hạt chùm ngây có thể dùng để rang ăn như đậu phộng. Rễ non của cây có thể ăn sống hoặc làm gia vị như mù tạt.

4. Những lưu ý khi sử dụng chùm ngây

  • Không nên ăn quá nhiều rau chùm ngây vì loại cây này có nhiều dưỡng chất, làm lượng vitamin C và canxi. Nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến thừa canxi, vitamin C, gây những hậu quả không tốt cho sức khỏe.
  • Tránh ăn chùm ngây vào buổi tối để đảm bảo giấc ngủ ngon vì chùm ngây có thể gây mất ngủ.
  • Phụ nữ mang thai không nên ăn chùm ngây. Bởi trong rau chùm ngây có alpha-sitosterol gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây để giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Như vậy, có thể nói hầu hết các bộ phận như lá, hoa, quả , hạt, rễ, thân của cây chùm ngây đều hữu dụng đối với sức khỏe và cuộc sống chúng ta. Tuy nhiên, khi sử dụng chùm ngây để chữa bệnh, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Bình luận