Đã ai biết đến tác dụng của củ từ chưa?

(VOH) - Trong các loại củ, củ từ (khoai từ) rất ít được nhắc đến, vì thế khi kể ra tác dụng của củ từ với sức khỏe ai cũng sẽ ngạc nhiên đến khó tin.

1. Củ từ là gì ?

Củ từ hay còn gọi là khoai từ, là loại củ phổ biến ở nước ta. Củ từ lông được chia làm 3 loại gồm:

  • Loại có gai: phân bố ở Phú Quốc
  • Loại không gai: phân bố rộng rãi
  • Loại củ từ nước: phân bố ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ
da-ai-biet-den-tac-dung-cua-cu-tu-chua-voh-6
Hình dáng củ khoai từ ( Nguồn: Internet )

Tuy không giàu vitamin như những thực phẩm khác nhưng nhờ những thành phần dinh dưỡng đa dạng, củ từ lông (khoai từ) đã trở thành một vị thuốc quý có lợi cho sức khỏe con người.

2. Ăn củ từ có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu, củ từ chứa nhiều protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Chính vì thế, loại củ này mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: phòng chống nhiễm độc kim loại nặng, ngăn ngừa một số bệnh về huyết áp, tim mạch,... và nhiều tác dụng khác trong làm đẹp.

Dưới đây là một số tác dụng của củ từ đối với sức khỏe mà có thể bạn chưa biết:

2.1 Hỗ trợ phòng chống nhiễm độc kim loại nặng

Với những người thường xuyên phải sinh sống và làm việc trong môi trường độc hại thì củ từ là một “vũ khí” giúp cơ thể họ tránh bị nhiễm độc kim loại nặng.

Từ lâu, các thầy thuốc Liên Xô (cũ) cũng đã đưa củ từ vào chế độ ăn hằng ngày của công nhân để giúp họ bảo vệ sức khỏe lâu dài.

2.2 Củ từ cung cấp năng lượng

Củ từ hỗ trợ cơ thể hoạt động thông suốt nhờ cung cấp nhiều năng lượng. Trong 100g củ từ có đến 385 KJ.

da-ai-biet-den-tac-dung-cua-cu-tu-chua-voh-0
Ăn củ từ giúp cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể (Nguồn: Internet)

2.3 Tác dụng của củ từ giúp tăng cường chức năng não bộ

Trong củ từ có chứa hợp chất có tên là diosgenin. Đây là chất có thể giúp thúc đẩy sự tăng trưởng các tế bào thần kinh não bộ, giúp não được khỏe mạnh. Ngoài ra, ăn củ từ thường xuyên còn giúp bạn cải thiện tình trạng trí nhớ và khả năng tư duy.

2.4 Kháng viêm, kháng khuẩn, phòng ngừa ung thư

Hàm lượng vitamin C trong củ từ khá cao, đây là chất chống oxy hóa mạnh và cần thiết cho cơ thể. Vì thế, củ từ có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn cho vô cùng hiệu quả.

Đồng thời, những chất chống oxy hóa trong củ từ còn có khả năng tiêu diệt các gốc tự do gây hại, từ đó làm giảm sự hình thành và phát triển các tế bào ung thư.

Xem thêm: 12 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp bạn 'hạ gục' các gốc tự do gây ung thư

2.5 Tốt cho người tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì

Củ từ là thức ăn thường được sử dụng cho người bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì. Tuy nhiên, những đối tượng này khi ăn củ từ không nên ăn quá nhiều vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

2.6 Cải thiện hệ tiêu hóa

Chất xơ trong củ từ là một thành phần quan trọng giúp ổn định hệ tiêu hóa. Tiêu thụ củ từ thường xuyên, bạn sẽ tránh khỏi các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi,....

Bên cạnh đó, tinh bột kháng trong củ từ cũng là dưỡng chất có thể làm tăng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

2.7 Tác dụng của củ từ chống trầm cảm

Khi ăn củ từ với các thực phẩm giàu tinh bột sẽ tạo điều kiện cho cơ thể sản sinh ra chất serotonin – chất làm cho não phấn chấn, lạc quan hơn. Từ đó, củ từ còn biết đến với tác dụng chống trầm cảm.

da-ai-biet-den-tac-dung-cua-cu-tu-chua-voh-1
Củ từ có tác dụng chống trầm cảm (Nguồn: Internet)

2.8 Kiểm soát huyết áp

Củ khoai từ giàu khoáng chất như canxi, chất sắt, kali, phốt pho,...giúp bảo vệ sức khỏe của tim thông qua việc kiểm soát huyết áp và ngừa tăng huyết áp. Chất sắt cần thiết cho quá trình hình thành của các hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

2.9 Ngừa ung nhọt

Củ từ cũng được sử dụng như một loại thuốc tại nhiều quốc gia Đông Á. Đó là nhờ nó có chứa allantoin, hợp chất giúp vết thương mau lành khi được thoa lên các chỗ nổi ung nhọt. Ăn củ từ cũng kích thích sự ngon miệng và cải thiện các vấn đề về phế quản.

Xem thêm: Cách 'dứt điểm' những nốt mụn nhọt đáng ghét

3. Tác dụng của củ từ đối với phái đẹp

Đối với phụ nữ, củ từ mang đến nhiều tác dụng như:

3.1 Giúp giảm cân

Như đã nói, củ từ chứa nhiều chất xơ nên giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, hàm lượng tinh bột trong củ từ khá cao, giúp phụ nữ có cảm giác no lâu nhưng không bị trữ đường trong cơ thể. Hơn thế, củ từ không hề chứa chất béo gây hại, nên nó càng phù hợp cho việc giảm cân.

3.2 Làm đẹp làn da và mái tóc

Củ từ giàu vitamin C và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Điều này giúp cơ thể sản sinh ra nhiều collagen có lợi cho tóc và da. Đặc biệt, loại củ này được đánh giá là món ăn lành mạnh với phụ nữ trong thời kì mang thai, các dưỡng chất sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng da khô ráp, thâm sạm ở vùng bụng hay vùng đùi. 

Xem thêm: Bà bầu ăn củ từ (khoai từ) được không? 9 lợi ích 'thuyết phục' mẹ bổ sung trong chế độ dinh dưỡng

4. Các món ăn từ củ từ

Tác dụng của củ từ không chỉ giúp chữa bệnh mà trong nhiều sách dạy nấu ăn, củ từ được hướng dẫn chế biến thành nhiều món ăn như luộc, xào, nấu súp thịt, nấu canh, xôi, chè,…Để dùng củ từ an toàn hơn, không gây đầy hơi thì có thể nướng (thông qua nhiệt chất nhựa của củ từ bị phân hủy). Nếu dùng củ từ để nấu canh thì có thể nướng sơ qua rồi mới nấu.

Bạn có thể tham khảo một số món ăn từ củ từ sau đây:

4.1 Cháo củ từ

  • Nguyên liệu: 30g củ từ, 10g tảo biển, 100g gạo tẻ.
  • Thực hiện: Nấu củ từ và tảo biển với 1,5 lít nước. Sau khi nước giảm xuống còn 1 lít thì lọc lấy nước cốt để cho gạo vào nấu cháo.
da-ai-biet-den-tac-dung-cua-cu-tu-chua-voh-2
Cháo củ từ có tác dụng thanh nhiệt, ngừa ung nhọt (Nguồn: Internet)

Bạn nên ăn món này khi còn nóng và ăn 2 lần trong ngày. Nó có tác dụng thanh nhiệt tán kết, chống u nhọt và ngừa ung thư.

4.2 Bánh củ từ thịt gà

  • Nguyên liệu: 250g củ từ, 25g thịt gà, 100g thịt nạc heo, 75g xá xíu, 25g nấm đông cô, 100g măng non, 500g bột nếp, 250g bột mì, 5g tinh bột, 50g mỡ heo cùng các gia vị như dầu mè, rượu, xì dầu, muối, đường, tiêu.
  • Thực hiện: Chần măng và nấm trong nước đang sôi. Các loại thịt thái nhỏ nhào với tinh bột ướt. Xào các nguyên liệu như thịt, măng, nấm, gia vị. Củ từ luộc chín trộn với các loại bột, đường, muối và nhào kỹ, chia làm 20 phần làm áo bánh, sau đó chiên vàng.

Món ăn này có tác dụng giải nhiệt, tiêu đờm, ho có đờm vàng đặc, viêm họng, viêm phổi,…

4.3 Canh củ từ

Củ từ gọt vỏ nạo cho nhuyễn, đậu phụ cắt nhỏ, rán vàng đều, nấm rơm thái nhỏ. Phi hành tỏi rồi cho đậu phụ, nấm rơm vào xào, sau đó cho nước vào để nấu canh. Khi nước sôi cho củ từ vào và nấu chín. Bạn có thể cho thêm ngò hoặc rau om vào cho thơm.

Món ăn này có tác dụng giải nhiệt, trừ đàm, giảm béo.

5. Tác hại của củ khoai từ khi ăn quá nhiều

Mặc dù các tác dụng của củ từ tốt cho sức khỏe nhưng điều này không có nghĩa là ăn loại củ này ăn toàn, việc ăn quá nhiều sẽ gây tác hại của củ khoai từ không mong muốn như:

  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Nôn mửa
  • Các vấn đề về tiêu hóa
da-ai-biet-den-tac-dung-cua-cu-tu-chua-voh-5
Ăn quá nhiều sẽ gây tác hại không mong muốn cho sức khỏe ( Nguồn: Internet )

Ngoài ra một số người bị dị ứng với loại củ này, những người có tình trạng nhạy cảm hormone, ung xơ tử cung, ung thư vú thì không nên sử dụng củ từ. Việc tiêu thụ loại củ này khi mắc bệnh sẽ có thể ảnh hưởng đến sản xuất estrogen và làm trầm trọng thêm bệnh.

6. Thành phần dinh dưỡng trong củ từ

Theo các nhà nghiên cứu, trong 100g củ từ sẽ có những thành phần dinh dưỡng cơ bản sau đây:

  • Nước: 75g
  • Năng lượng: 92 Kcal
  • Chất đạm: 1.5g
  • Chất đường bột: 21.5g
  • Chất xơ: 1.2g
  • Canxi: 28mg
  • Sắt: 0.2mg
  • Photpho: 30mg
  • Vitamin C 2mg

Như vậy, với những tác dụng của củ từ này, bạn nên bổ sung thêm củ từ vào trong thực đơn ăn mỗi ngày của mình.