Cúng ông Công ông Táo 23 tháng chạp cần chuẩn bị gì?

(VOH) - Theo dân gian, Táo quân cai quản bếp lửa và nắm rõ chuyện trong nhà nên nhà nhà thường làm lễ tiễn ông Táo về trời trang trọng với ước muốn bếp nhà ấm cúng và những điều tốt đẹp trong năm mới.

Lễ cúng ông Công ông Táo có thể bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp đến 12h ngày 23 tháng Chạp. Theo đó, giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là giờ mà Táo quân đã có mặt trên Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu của gia chủ. Vì vậy cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Mâm cỗ cúng ông Táo trong truyền thống bao gồm các món cơ bản như: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã. Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.

cúng ông Công, ông Táo

Bánh cúng ông Công ông Táo về trời. Ảnh minh họa: T Nguyên

Tùy theo tập tục, tín ngưỡng, truyền thống của từng địa phương, gia đình sẽ cúng ông Công ông Táo ở trong Bếp hay ở bàn thờ Chính và nên tuân theo tập tục đó. Việc cúng ông Công ông Táo không câu nệ cúng ở đâu, nhưng nét văn hóa chung nhất là cúng ở những nơi sạch sẽ, trang nghiêm.

Trong một năm thờ cúng, các gia đình thường ít động vào bàn thờ. Vậy nên vào ngày 23 tháng Chạp nhân dịp ông Công ông Táo đi lên Thiên đình mọi người tranh thủ dọn dẹp lại bàn thờ: tỉa chân nhang, lau chùi thật cẩn thận để chuẩn bị đón năm mới.

Tùy theo tập tục địa phương có những nơi người ta đổ cái tro cũ trong bát hương để thay bằng tro mới, nhưng đa số người ta chỉ tỉa chân hương, lau chùi sạch sẽ rồi đặt nguyên như cũ.

Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đạt 12 kỉ lục Việt Nam: Hội đồng Xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã ra quyết định công bố xác lập 12 Kỷ lục cho bà Võ Thị Kim Hoàng (73 tuổi, Hóc Môn).

 

Đường sách Tết đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của thành phố: Lễ hội Đường sách Tết Canh Tý 2020 sẽ diễn ra trong 7 ngày, từ ngày 22 đến ngày 28/1/2020 (nhằm ngày 28 tháng Chạp đến ngày Mùng 4 tháng Giêng 2020).