Độc quyền là gì? Khái niệm công ty, tổ chức độc quyền là gì?

(VOH) - Độc quyền là cụm từ dường như chúng ta được nghe rất nhiều. Thế nhưng, nếu không phải 'dân chuyên' có thể bạn sẽ không hiểu độc quyền là gì cũng như các thông tin liên quan đến cụm từ này.

Chắc hẳn trong cuộc sống, kinh doanh, chúng ta đều từng ít nhiều nghe qua cụm từ “độc quyền” và “công ty độc quyền”. Nhưng liệu chúng ta đã hiểu rõ khái niệm và vấn đề liên quan đến nó chưa? Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời độc quyền là gì, cũng như tìm hiểu những thông tin liên quan tới độc quyền nhé!

doc-quyen-la-gi-voh-00
Độc quyền là gì?

1. Độc quyền là gì? 

1.1. Khái niệm độc quyền

Độc quyền là thuật ngữ thường được dùng trong kinh tế học, nói về trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra một loại sản phẩm mà chỉ duy nhất họ mới có, trên thị trường hoàn toàn không có sự lựa chọn thay thế nào khác.

Theo từ điển Tiếng Việt, “Độc” là duy nhất. “Quyền” là quyền hành. Như vậy, độc quyền được hiểu nôm là là một mình chi phối và chiếm giữ ”. Trong kinh doanh, nó được hiểu là độc chiếm quyền sản xuất và phát hành một sản phẩm hoặc nhiều sản phẩm của doanh nghiệp mà các đối thủ cạnh tranh khác không thể sở hữu được. 

Ví dụ: Công ty duy nhất được độc quyền bán sản phẩm nước ngọt Coca Cola ở Việt Nam chính là công ty Coca Cola Việt Nam

Có thể thấy trong cuộc sống, hình thức độc quyền xuất hiện rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Điển hình như trong kinh doanh thì có độc quyền về sản phẩm bán ra thị trường. Còn trong nghệ thuật thì có thể thấy rõ nhất ở bản quyền các tác phẩm như bài hát, bài thơ, tranh vẽ, ảnh chụp,…. 

Thông thường, các công ty độc quyền 1 ngành hàng thường không được khuyến khích ở các quốc gia có thị trường tự do. Bởi chúng được coi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “tăng giá trục lợi hàng hóa” và chất lượng giảm sút do thiếu sự lựa chọn thay thế cho người tiêu dùng. 

Tuy nhiên, độc quyền của một số dịch vụ thiết yếu vẫn có thể được chính phủ khuyến khích và thậm chí thực thi. Pháp luật ngày nay cũng quy định rõ các nội dung vấn đề liên quan đến độc quyền nhằm giúp bảo vệ sản phẩm do chính chủ tạo ra, cũng như khẳng định vị thế độc quyền của chủ sở hữu.

Xem thêm: Những câu nói hay về đam mê trong công việc và cuộc sống

doc-quyen-la-gi-voh-01
Độc quyền chỉ về trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm đó mà người mua không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác.

1.2. Các dạng độc quyền

Có ba dạng độc quyền:

- Độc quyền tự nhiên: Là dạng độc quyền không có sự tham gia trực tiếp của chính phủ. Điều này xuất phát từ thực tế là yếu tố tạo ra sản phẩm không phải là con người. Các công ty độc quyền tự nhiên tồn tại bởi nó có thể cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ với chi phí thấp hơn so với một thị trường cạnh tranh sẽ cung cấp. Độc quyền tự nhiên cũng có thể phát sinh ở các thị trường địa phương nhỏ hơn đối với các sản phẩm khó vận chuyển.

Vd: Công ty điện nước, công ty đường sắt là những công ty thuộc dạng độc quyền tự nhiên

- Độc quyền pháp định: Là độc quyền phát sinh do các rào cản pháp lý hoặc các điều khoản như bản quyền; luật nghiêm cấm hành động sao chép bất kỳ thiết kế nào đã đăng ký dưới một tên thương hiệu cụ thể. Các công ty độc quyền pháp định thường tuân theo quy mô kinh tế, do đó, chỉ cho phép một nhà cung cấp là hợp lý.

Vd: Bưu điện thuộc dạng độc quyền pháp định

- Độc quyền phi tự nhiên: Là sự kết hợp giữa độc quyền tự nhiên và độc quyền pháp định. Chúng là những công ty độc quyền tự nhiên theo nghĩa truyền thống nhưng được nhà nước thực thi lại. 

Vd: Bằng sáng chế là một ví dụ điển hình về dạng độc quyền phi tự nhiên.

Xem thêm: Những câu nói hay của tỷ phú Lý Gia Thành về kinh doanh

1.3. Đặc điểm của độc quyền 

Các công ty độc quyền thường có lợi thế cạnh tranh độc quyền so với đối thủ cạnh tranh khác bởi họ là nhà cung cấp duy nhất một sản phẩm hoặc kiểm soát phần lớn thị trường cho sản phẩm của họ. Mặc dù các công ty độc quyền có sự khác nhau giữa các ngành, dịch vụ nhưng đa phần chúng sẽ có chung các đặc điểm dưới đây:

Rào cản gia nhập cao: Các đối thủ cạnh tranh không thể thâm nhập vào thị trường dưới sự kiểm soát của một công ty độc quyền.

Người bán duy nhất: Chỉ có một người bán có sẵn trên thị trường. 

Người định giá: Công ty hoạt động độc quyền có thể xác định giá sản phẩm của mình mà không có nguy cơ bị đối thủ cạnh tranh hạ giá. Điều này có nghĩa công ty độc quyền có thể tăng giá theo ý muốn.

Tính kinh tế theo quy mô: Một công ty độc quyền có thể mua một lượng lớn nguyên liệu thô mà họ cần với mức chiết khấu theo khối lượng. Sau đó, nó có thể hạ giá xuống đến mức các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn không thể chống đỡ được.

Xem thêm: Jack Ma - Nguồn động lực khởi nghiệp to lớn cho những bạn trẻ

2. Nguyên nhân xuất hiện độc quyền do đâu?

Trong bối cảnh kinh tế, công ty độc quyền là công ty có sức mạnh trên thị trường. Điều đó có nghĩa là, không giống như các công ty trong thị trường cạnh tranh, một nhà độc quyền có khả năng ảnh hưởng đến giá thị trường của hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đó bán. 

Có thể có nhiều yếu tố khác nhau làm xuất hiện độc quyền, nhưng những yếu tố này về cơ bản đều liên quan đến các “rào cản gia nhập”. Hãy cùng tìm hiểu 3 nguyên nhân chính làm xuất hiện thị trường độc quyền dưới đây:

2.1. Do sở hữu tài nguyên quan trọng

Một công ty có quyền kiểm soát hoặc sở hữu độc quyền đối với một tài nguyên quan trọng có thể hạn chế quyền truy cập vào tài nguyên đó, từ đó thiết lập vị thế độc quyền trên thị trường.

2.2. Sự cạnh tranh về chi phí

Một nguyên nhân hình thành độc quyền là các rào cản gia nhập, phần lớn là do chi phí cao. Có nhiều ngành có chi phí đầu vào cao như nhà ga, đường sắt, dầu khí…chúng có chi phí cố định cao và một số yêu cầu pháp lý. 

Các công ty mới phải đối mặt với một thời gian khó khăn trong một ngành được thống trị bởi các công ty lớn trên thị trường. Chi phí cao sẽ không khuyến khích các đối thủ cạnh tranh tiềm năng tham gia thị trường này. Bởi một khi chi phí cao, rủi ro về tài chính và việc thất bại cũng sẽ lớn hơn nhiều.

2.3. Bản quyền về sáng chế, phát minh hay sở hữu trí tuệ

Một nguyên nhân khác hình thành độc quyền là khi chính phủ cấp bằng độc quyền cho các doanh nghiệp. Đây là một dạng sở hữu trí tuệ cung cấp cho chủ sở hữu quyền hợp pháp để trở thành nhà sản xuất duy nhất của một sản phẩm.

Chủ sở hữu bằng sáng chế phải cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và công bố chúng. Đổi lại, chính phủ đảm bảo việc bảo vệ các quyền đó trước tòa trong một thời hạn nhất định. Bất kỳ doanh nghiệp nào vi phạm quyền này sẽ vi phạm bằng sáng chế và có thể bị kiện.

Mặc dù điều này cho phép nhà phát minh nắm giữ độc quyền, nhưng nó được hình thành để khuyến khích sự đổi mới. Nếu người phát minh ra một sản phẩm biết rằng nó không được bảo vệ bản quyền hợp pháp, họ có thể không đầu tư thời gian, sức lực và kinh phí để phát triển sản phẩm đó. Sẽ có rất ít động lực cho nhà phát minh nếu họ biết sản phẩm sẽ bị người nào đó sao chép vào ngày hôm sau. Tuy nhiên cũng nên nhớ rằng, sự độc quyền đối với sản phẩm, phát minh đó chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định.

2.4. Thị trường con

Một nguyên nhân khác khiến tình trạng độc quyền xảy ra là ở các “thị trường con” mới. Trong thời kỳ sơ khai của thị trường, người tham gia đầu tiên sẽ có thể thiết lập vị trí độc quyền ban đầu. Điều này là do họ là công ty đầu tiên trên thị trường, không có sự cạnh tranh.

2.5. Thị trường địa lý

Độc quyền có thể xảy ra nhờ sự hiện diện duy nhất trong một thị trường địa phương. Ví dụ: Trong một thị trấn chỉ có duy nhất một nhà hàng. Nếu bạn muốn có một bữa ăn ở ngoài, bạn có thể phải đi hàng giờ và hàng chục cây số để đến nhà hàng gần nhất. Khi đó, nhà hàng duy nhất trong thị trấn này có thể được coi là một công ty độc quyền.

Xem thêm: Câu nói hay của Shark Hưng về khởi nghiệp, bài học kinh nghiệm

3. Ưu điểm và nhược điểm của độc quyền

Một công ty độc quyền có xu hướng đưa giá cao hơn thị trường cạnh tranh dẫn đến thặng dư tiêu dùng thấp hơn. Tuy nhiên, mặt khác, các công ty độc quyền cũng có thể hưởng lợi từ quy mô kinh tế dẫn đến chi phí trung bình thấp hơn, về lý thuyết, có thể được chuyển cho người tiêu dùng. Vậy ưu điểm và nhược điểm của độc quyền cụ thể là như thế nào?

doc-quyen-la-gi-voh-03
Một công ty độc quyền có xu hướng đưa giá cao hơn thị trường cạnh tranh dẫn đến thặng dư tiêu dùng thấp hơn. 

3.1. Ưu điểm

Các công ty độc quyền tự quyết định lợi nhuận, mở rộng quy mô kinh doanh, chi phí sản xuất thấp hơn thị trường thông thường, do đó người tiêu dùng được sử dụng hàng hoá và dịch vụ với giá rẻ hơn.

Trong một ngành có chi phí cố định cao, một công ty có thể thu được chi phí trung bình dài hạn thấp hơn - thông qua việc khai thác lợi thế theo quy mô. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên.

Một công ty độc quyền có thể tiết kiệm được lợi nhuận và sử dụng các quỹ này cho việc nghiên cứu và tích lũy tài chính.

Sức mạnh độc quyền sẽ tạo động lực cho các công ty phát triển công nghệ và kiến ​​thức mới, có thể mang lại lợi ích cho xã hội.

Các công ty độc quyền có thể hoạt động hiệu quả và năng động hơn các đối thủ. Chưa kể, danh tiếng và uy tín của họ cũng ngày một lan rộng hơn.

Công ty độc quyền có thể tiết kiệm lợi nhuận để sử dụng khoảng vốn đó nghiên cứu và tích lũy tài chính.

3.2. Nhược điểm

Việc sở hữu vị thế độc quyền, khiến các đối thủ cạnh tranh không thể xâm nhập và gia nhập thị trường. Điều này có thể cản trở những người mới tham gia vào một lĩnh vực nhất định và ngăn cản quá trình thử nghiệm hoặc phát triển sản phẩm mới, dẫn đến tình trạng thiếu động lực đổi mới và lạm phát do chi phí đẩy.

Độc quyền có đặc điểm là không có cạnh tranh, do đó một công ty độc quyền có thể lợi dụng ưu thế đó để tăng chi phí cao cho người tiêu dùng, tạo sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng, và các phương thức kinh doanh tham nhũng.  

Khi thiếu sự cạnh tranh, công ty độc quyền có thể tạo ra lợi nhuận mà không cần nỗ lực nhiều, do đó nó có thể khiến các công ty độc quyền có ít động lực hơn để hoạt động hiệu quả, tổ chức dễ “chùng xuống”.

Một thị trường độc quyền thường là biểu hiện sự không công bằng, bất bình đẳng và kém hiệu quả.

Các công ty độc quyền hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng và gây khó chịu cho người tiêu dùng bởi họ không có lựa chọn nào khác khi cần thiết.

Các công ty độc quyền có thể giành được quyền lực chính trị và khả năng định hình xã hội theo cách phi dân chủ và không thể vượt qua - đặc biệt là với những gã khổng lồ công nghệ thông tin có ảnh hưởng như vậy đến xã hội và sự lựa chọn của người dân. Ví dụ, xã hội hiện nay đang có nhiều lo ngại về ảnh hưởng của Facebook, Google và Twitter khi các nền tảng này ảnh hưởng đến việc truyền bá thông tin trong xã hội.

Xem thêm: Tưởng tượng giúp con người khám phá những chân trời mới hay lạc trong biển suy tư?

4. Công ty độc quyền là gì và các khái niệm liên quan tới độc quyền

Vậy là bạn đã hiểu rõ khái niệm và đặc điểm độc quyền là gì. Bên cạnh đó, người ta thường xuyên dùng cụm từ công ty độc quyền và những cụm từ liên quan khác trong kinh doanh khi nói về hình thức này. Cùng tìm hiểu khái niệm của chúng ngay sau đây nhé!

4.1. Công ty độc quyền là gì?

Như đã giải thích ở trên, độc quyền là hình thái thị trường mà trong đó chỉ có một người bán duy nhất. Vì vậy, công ty độc quyền là hiện tượng một công ty hoặc một nhóm công ty, xí nghiệp liên kết với nhau nhằm chiếm vị trí độc tôn, độc tôn trong một ngành hàng nhất định.  

Công ty này chẳng phải cạnh tranh đối với bất kỳ đối thủ nào trong việc bán sản phẩm của mình trên thị trường. Tức là chỉ bán ra một sản phẩm duy nhất mà không có một sản phẩm nào thay thế hoặc gần giống với nó. 

Một đặc điểm rõ ràng của công ty độc quyền là có khả năng định giá và trong trường hợp không có đối thủ cạnh tranh, họ có thể tăng giá theo ý muốn. Vì thế, công ty độc quyền sẽ ấn định giá độc quyền ở mức mà nó tối đa hóa lợi nhuận. Kết cục, người tiêu dùng và xã hội sẽ phải gánh chịu mức giá cao của sản phẩm.

doc-quyen-la-gi-voh-02
Công ty độc quyền thường sẽ ấn định giá độc quyền sản phẩm ở mức mà mình sẽ thu được lợi nhuận nhiều nhất.

 

4.2. Độc quyền tiếng anh là gì?

Trong tiếng Anh, độc quyền được gọi là exclusive (adj) hoặc monopole (adj). Ngoài ra, chúng ta có proprietary hoặc monopolize được hiểu là “giữ độc quyền”.

4.3. Lợi nhuận độc quyền là gì?

Lợi nhuận độc quyền (monopoly profit) phát sinh khi một công ty có quyền kiểm soát thị trường có thể đặt mức giá vượt quá tổng chi phí trung bình. Lợi nhuận độc quyền nhằm đề cao cấu trúc thị trường độc quyền có khả năng kiểm soát thị trường lớn nhất và cơ cấu có khả năng tạo ra lợi nhuận độc quyền cao nhất.

4.4. Giá cả độc quyền là gì?

Giá độc quyền là giá sản phẩm, dịch vụ chỉ do một cá nhân, tổ chức bán hoặc mua trên thị trường (hoặc giá sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân có liên kết độc quyền chiếm phần lớn thị phần) và có khả năng quyết định giá thị trường.

4.5. Đại lý độc quyền là gì?

Đại lý độc quyền được hiểu là đại lý được ủy quyền để niêm yết và bán sản phẩm độc quyền trong một khoảng thời gian nhất định. 

Như vậy, bạn đã nắm rõ khái niệm về độc quyền và những thông tin cơ bản xung quanh phạm trù này. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn kiến thức về vấn đề này.

Nguồn ảnh: Internet