Tuy nhiên, về lâu dài giảm stress bằng cách này có thể trở nên phụ thuộc vào đường, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Bác sĩ chia sẻ nguyên nhân gây nghiện đường và một số cách cai nghiện đường để có thể cai bỏ đường mà không khó nhọc, mời mọi người cùng tìm hiểu.
Tại sao thích ăn đồ ngọt?
Trần Quân Lâm, bác sĩ gia đình người Đài Loan (Trung Quốc) giải thích rằng, chúng ta có cơ quan cảm nhận vị ngọt trong miệng và vòm miệng. Khi tiếp xúc với các phân tử ngọt, những thông điệp này sẽ được truyền đến não và thúc đẩy phản ứng dễ chịu thông qua hệ thống dopamine và serotonin.
Thí nghiệm của các nhà khoa học cho thấy, vùng não chịu trách nhiệm về cảm giác dễ chịu sẽ kích hoạt lên khi ăn đường hoặc đồ ngọt và phản ứng giảm dần khi mọi người ngừng ăn đường hoặc đồ ngọt.
Tuy nhiên, mỗi người có những khác biệt riêng về mức độ khoái cảm và hạnh phúc, điều này cũng giải thích tại sao một số người đặc biệt thích ăn đồ ngọt.
Ăn đường hoặc đồ ngọt sẽ tạo ra cảm giác dễ chịu và hạnh phúc trong não
Xét về mặt y học, chứng nghiện phải chứa ít nhất ba yếu tố bao gồm: thèm hoặc khao khát, dung nạp và cai nghiện. Bác sĩ Trần Quân Lâm giải thích thêm rằng, ăn đường hoặc đồ ngọt sẽ tạo ra cảm giác dễ chịu và hạnh phúc trong não. Đặc biệt khi căng thẳng và chịu áp lực cao (bị stress), mọi người có xu hướng ăn thực phẩm nhiều đường hoặc đồ ngọt để tăng cường cảm giác dễ chịu và hạnh phúc.
Bác sĩ Trần Quân Lâm nói, ăn quá nhiều đường hoặc đồ ngọt lâu dài sẽ phát triển sở thích ăn đường hoặc đồ ngọt và ngày càng cần ăn nhiều đường hơn để mong có được cảm giác dễ chịu và hạnh phúc tương tự. Đối với các triệu chứng cai nghiện, tuy không rõ ràng như ma túy nhưng mọi người có thể cảm thấy lo lắng, bất ổn về cảm xúc… khi cai bỏ đường.
Hai cách để cai bỏ đường hoặc đồ ngọt: từng bước một và trực tiếp
Bác sĩ Trần Quân Lâm chia sẻ hai phương pháp cai nghiện đường hoặc đồ ngọt để mọi người cùng tham khảo:
Cách thứ 1: từng bước một
Khi muốn ăn đồ ngọt, trước tiên mọi người có thể uống nước hoặc ngậm một chút muối, đồng thời ăn những thực phẩm có chứa protein để cơ thể biết rằng mình đã ăn gì đó và giúp cảm giác thèm ăn ngọt sẽ qua đi.
Mọi người cũng có thể ăn thực phẩm giàu chất xơ hoặc protein trước khi ăn đồ ngọt để chống lại cảm giác thèm đường hoặc đồ ngọt lặp đi lặp lại do lượng đường trong máu tăng và giảm nhanh chóng.
Cách thứ 2: trực tiếp
Cách này được thực hiện với sự trợ giúp của các chất làm ngọt không làm tăng lượng đường trong máu, chẳng hạn như cỏ ngọt, đường ăn kiêng la hán quả và rượu đường.
Những chất làm ngọt này rất ngọt, được sử dụng với lượng tương đối ít hoặc có lượng calo rất thấp nên sẽ không gây tăng thêm lượng calo.
Tuy nhiên, mọi người nên chú ý đến thành phần của đường khi mua để tránh mua phải đường bị pha trộn với các chất phụ gia khác.
Các chất dinh dưỡng kết hợp giảm căng thẳng có thể giúp cai nghiện đường hoặc đồ ngọt
Bác sĩ Trần Quân Lâm cho biết, nguyên nhân thèm đồ ngọt thường là do áp lực và căng thẳng, vì vậy việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt như đi bộ, nghe nhạc, trò chuyện và các phương pháp giảm căng thẳng khác có thể giúp giải quyết vấn đề nghiện đường hoặc đồ ngọt.
Ngoài ra, một số chất dinh dưỡng như vitamin C, phức hợp vitamin nhóm B, magie và các loại thảo mộc thích ứng có thể giúp cải thiện sự ổn định lượng đường trong máu và giảm bớt căng thẳng.
Đặc biệt, vitamin B6, B12, C và một số axit amin có thể giúp điều chỉnh các chất dẫn truyền thần kinh trong não và giảm sự phụ thuộc vào chất kích thích bên ngoài.
Cai bỏ đường hoặc đồ ngọt có nhiều lợi ích và tránh được nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Bác sĩ Trần Quân Lâm cho biết, việc cai bỏ đường hoặc đồ ngọt không chỉ có thể làm giảm nguy cơ kháng insulin, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, chứng mất trí nhớ và các bệnh khác mà còn làm chậm quá trình lão hóa da.
Người ta khuyến cáo, những người quan tâm đến ngoại hình và suy nghĩ sáng suốt có thể bỏ đường hoặc đồ ngọt càng sớm để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe hơn.