Phát hiện về hành vi như vậy ở loài kiến thợ Florida đã được công bố trên tạp chí khoa học Current Biology của Mỹ vào đầu tháng này.
Evan Economo, một thành viên nhóm nghiên cứu và là giáo sư tại Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa cho biết, đây là lần đầu tiên xác nhận rằng loài kiến có thể phân biệt được các loại chấn thương và điều chỉnh cách điều trị cho phù hợp.
Trong nghiên cứu này, khoảng 200 con kiến đã được quay phim về hành vi của chúng đối với những con kiến cùng tổ bị thương ở nhiều vị trí khác nhau trên chân.
Đối với vết thương ở cuối chân, tại đoạn xương chày, kiến chỉ làm sạch vết thương bằng miệng, nhưng sẽ gặm đứt chân khi phần xương đùi gần cơ thể bị tổn thương.
Các nhà khoa học cho rằng, những hành vi này được quan sát thấy vì vi khuẩn lây lan chậm hơn ở vùng xương đùi so với các bộ phận khác, giúp việc cắt cụt mất nhiều thời gian hơn để cứu bệnh nhân khỏi tình trạng nhiễm trùng.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ sống sót khi kiến thực hiện cắt cụt chi là 95%, cao gấp đôi khi kiến chỉ làm sạch vết thương.
Erik Frank, người đứng đầu nhóm nghiên cứu với tư cách là giáo sư tại Đại học Lausanne, đã mô tả hành vi của loài kiến thợ Florida là "hình thức chăm sóc vết thương y tế tinh vi nhất trong thế giới động vật".
"Chúng tôi có thể suy luận rằng hành vi này là cố ý và luôn hướng đến những con kiến bị thương ở xương đùi. Có lẽ phải mất hàng triệu năm để loài kiến này hoàn thiện được những phương pháp điều trị này", Frank - hiện là giáo sư tại Đại học Wuerzburg ở Đức cho biết.
"Loài kiến có thể đã thực hiện hành vi cắt cụt chi trước khi con người xuất hiện" - ông nói thêm.
Economo cho biết: "Chỉ cần một chút nỗ lực, một con kiến có thể cứu mạng một con khác và cuối cùng giúp chính nó vì cả đàn sẽ phát triển mạnh và truyền lại gen chung".