Cuộc khủng hoảng khí hậu đang khiến thời gian mỗi ngày dài hơn. Phân tích cho thấy sự tan chảy hàng loạt của băng ở vùng cực định hình lại hành tinh.
Các nhà khoa học cho biết, hiện tượng này là một minh chứng nổi bật cho thấy hành động của con người đang biến đổi Trái Đất như thế nào – so với quá trình tự nhiên đã tồn tại hàng tỷ năm.
Sự thay đổi về độ dài của ngày ở quy mô mili giây nhưng điều này đủ để làm gián đoạn lưu lượng truy cập Internet, giao dịch tài chính và điều hướng GPS tất cả đều dựa vào độ chính xác.
Độ dài của ngày trên Trái Đất tăng đều đặn theo thời gian địa chất do lực hấp dẫn của Mặt trăng lên các đại dương và đất liền. Tuy nhiên, sự tan chảy của các dải băng ở Greenland và Nam Cực do sự nóng lên toàn cầu đang có tác động to lớn.
Lượng nước được lưu trữ ở các vĩ độ cao phân phối lại vào các đại dương trên thế giới, dẫn đến có nhiều nước hơn ở các vùng biển gần xích đạo. Điều này làm cho Trái đất dẹt hơn hay phình to hơn làm chậm chuyển động quay của hành tinh và kéo dài ngày hơn nữa.
Tác động lên hành tinh của con người cũng được chứng minh, nghiên cứu cho thấy, sự phân phối lại của nước đã khiến trục quay của Trái đất cực bắc và cực nam dịch chuyển. Một nghiên cứu khác đã tiết lộ rằng lượng khí thải carbon của nhân loại đang làm tầng bình lưu bị thu hẹp.
Giáo sư Benedikt Soja của ETH Zurich ở Thụy Sĩ cho biết: “Chúng ta có thể thấy tác động của mình với tư cách là con người đối với toàn bộ hệ thống Trái đất, không chỉ cục bộ, như sự gia tăng nhiệt độ, mà thực sự về cơ bản, làm thay đổi cách nó di chuyển trong không gian và quay”.
Con người xác định thời gian dựa trên đồng hồ nguyên tử cực kỳ chính xác. Tuy nhiên, thời gian chính xác trong ngày thay đổi do thủy triều, tác động của khí hậu và một số yếu tố khác, chẳng hạn như sự phục hồi chậm của lớp vỏ Trái Đất.
Nghiên cứu được công bố của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, đã sử dụng các quan sát và tái tạo máy tính để đánh giá tác động của băng tan đối với độ dài trong ngày.
Tốc độ chậm lại dao động trong khoảng 0,3 đến 1,0 mili giây mỗi thế kỷ (ms/cy) trong khoảng thời gian từ 1900 đến 2000. Nhưng kể từ năm 2000, khi tốc độ tan chảy tăng lên, tốc độ thay đổi cũng tăng lên tới 1,3 ms/c.
Tiến sĩ Santiago Belda thuộc Đại học Alicante ở Tây Ban Nha, người không thuộc nhóm nghiên cứu, cho biết: “Nghiên cứu này là một bước tiến lớn vì nó xác nhận rằng sự mất băng đáng lo ngại ở Greenland và Nam Cực đang ảnh hưởng trực tiếp đến ngày dài hơn, khiến ngày của chúng ta dài ra.
Sự thay đổi độ dài ngày này có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với cách chúng ta đo thời gian mà còn đối với GPS và các công nghệ khác chi phối cuộc sống hiện đại của chúng ta".