Trong cuộc sống, đôi khi bản thân chúng ta sẽ cảm thấy áp lực, không hài lòng về một điều gì đó, muốn bộc lộ cảm xúc bực tức ra bên ngoài để giải tỏa các áp lực.
Tuy nhiên, đây không phải cách hiệu quả để giải quyết vấn đề. Bạn nên học cách kiềm chế cảm xúc để dễ giải quyết các vấn đề một cách thông minh và hiệu quả. Dưới đây là những cách kiềm chế cảm xúc và kỹ năng làm chủ bản thân.
Hạn chế suy nghĩ tiêu cực
Để kiềm chế cảm xúc tốt, bạn nên tránh suy nghĩ tiêu cực và hạn chế đặt nặng các vấn đề.
Không nên căng thẳng hay chán nản, thay vào đó tìm cách giải quyết vấn đề và tự động viên bản thân. Suy nghĩ tích cực sẽ giúp quản lý cảm xúc một cách dễ dàng hơn.
Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi
Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắng những lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề.
Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.
Đặt mình vào vị trí của đối phương
Đặt mình vào vị trí của người khác có thể giúp bạn kiềm chế cảm xúc tiêu cực như tức giận, ghét bỏ hay sợ hãi.
Khi bạn đặt mình vào vị trí của người khác, bạn có thể nhìn nhận được những góc nhìn và hoàn cảnh khác biệt của họ, qua đó giúp bạn có những phản ứng và hành động hợp lý hơn.
Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân
Khi gặp vấn đề khó khăn, lỗi lầm xảy ra, bạn thường có xu hướng đổ lỗi, chê trách người khác với tâm trạng khó chịu.
Thói quen này sẽ gây mất kiểm soát cảm xúc dẫn đến tức giận, làm tổn thương người khác. Vì thế, để kiềm chế cảm xúc, bạn cần học cách suy tính đến trách nhiệm của bản thân với vấn đề xảy ra.
Cẩn trọng trong lời nói
Trong trạng thái nóng giận, nguy cơ nói những điều hối tiếc là rất cao. Bạn hãy dành thời gian tỉnh táo, suy nghĩ và cân nhắc trước khi nói.
Mặc dù não bộ khó khăn trong khi tức giận, nhưng lắng nghe ý kiến của người khác có thể mang lại động lực và ý kiến đa dạng, giúp tránh việc cảm xúc chi phối tình huống.
Cẩn trọng trong lời nói, suy nghĩ thật kỹ trước khi nói sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúc tốt, tránh làm mất lòng hay nói những lời tổn thương đến những người xung quanh.
Không giữ thù hận hay ác cảm
Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi.
Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.
Hãy nghĩ đến hậu quả khi nóng giận
Lời nói và hành động tức giận có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến đối phương và gây tổn thương, thậm chí đe dọa mối quan hệ.
Việc nghĩ về hậu quả của những lời nói trong thời điểm tức giận giúp kiểm soát cảm xúc và tránh những hậu quả không mong muốn.
Viết nhật ký hằng ngày
Thực tế thì hiện nay không còn quá nhiều người giữ lại cho mình thói quen viết nhật ký, tuy nhiên đây thực tế cũng là một cách kiềm chế cảm xúc. làm chủ được bản thân cực kỳ hiệu quả.
Viết nhật ký không chỉ giúp bạn giải tỏa được những bức bối trong tâm trí không nói được cùng ai mà thông qua đó bạn còn có thể hiểu được cảm xúc của bản thân mình.
Một điều quan trọng hơn chính là bạn nên thực sự trung thực với cảm xúc, với suy nghĩ của bản thân ngay thời điểm đó.
Để một lúc nào đó khi đọc lại, bạn có thể thực sự nhìn nhận ra rằng mình đã sai sót như thế nào, cần làm gì để thay đổi và hoàn thiện bản thân hơn.
Đừng biến trang nhật ký trở thành một phiên bản cuộc sống mà bản thân mong muốn, như thế thì chẳng thể nào bạn thay đổi được chính mình theo hướng tốt nhất.
Để hiểu được bản thân, làm chủ được cả suy nghĩ và hành vi trong các tình huống bốc đồng không hề dễ dàng nhưng nếu bạn thực sự có thể thay đổi thì sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, đặc biệt là tránh xa được các xung đột không mong muốn khác.