Julien Navas, du khách từ Pháp đến thăm Mỹ để chứng kiến lễ khởi động sứ mệnh đổ bộ lên mặt trăng đầu tiên của Mỹ sau 5 thập kỷ tại Cape Canaveral, bang Florida.
Sau đó, anh cũng một mình đến New Orleans. Trên đường đi, anh đã tìm hiểu về Công viên Crater of Diamonds (miệng núi kim cương) của bang Arkansas.
Trước đây, Julien đã từng làm nghề đãi vàng và tìm kiếm hóa thạch ammonite, và công viên Crater of Diamonds đã thu hút sự quan tâm của anh ấy.
Đúng ngày 11/1, Navas đến công viên, mua vé và thuê một bộ dụng cụ tìm kiếm kim cương cơ bản.
Navas cho biết: “Tôi đến công viên vào khoảng 9 giờ và bắt đầu đào. Đó là một công việc vất vả, nên đến buổi chiều, tôi chủ yếu là tìm kiếm trên mặt đất bất cứ thứ gì nổi bật.”
Thật may mắn cho Navas, công viên vừa có một cơn mưa lớn vài ngày trước khi anh đến nên trời ẩm ướt và lầy lội.
Trợ lý Giám đốc Công viên Waymon Cox giải thích: “Khi mưa rơi trên cánh đồng, nó sẽ cuốn trôi bụi bẩn và làm lộ ra những tảng đá nặng, khoáng chất và kim cương gần bề mặt”.
Cox cho biết, nhiều viên kim cương lớn nhất của công viên được tìm thấy trên bề mặt và công viên định kỳ cày xới khu vực tìm kiếm rộng 37,5 mẫu Anh (~152.000 mét vuông) để nới lỏng đất và thúc đẩy xói mòn tự nhiên.
Cuối cùng, ở đó, anh được đã tìm thấy một viên kim cương màu nâu nặng 7,46 carat.
Navas cho biết việc tìm ra kim cương làm anh choáng váng, anh cho biết tất cả những gì anh có thể nghĩ đến là nói với vị hôn thê của mình anh đã tìm thấy kim cương.
Theo báo cáo, viên đá của anh tìm ra có màu nâu sô cô la đậm và tròn như đá cẩm thạch và có kích thước bằng một viên kẹo cao su.
Navas đặt tên viên kim cương của mình là Carine Diamond, theo tên vị hôn thê của anh và dự định chia viên đá thành hai viên kim cương, một viên để tặng cho vợ tương lai của anh và viên còn lại cho con gái ông.
Theo bản tin của công viên, Carine Diamond là viên kim cương lớn thứ tám được tìm thấy tại Crater of Diamonds kể từ khi nó trở thành công viên của bang Arkansas năm 1972.
Trung bình, du khách đến công viên tìm thấy một hoặc hai viên kim cương lớn nhỏ ở đó mỗi ngày. Những viên kim cương được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, ở độ sâu khoảng 60 đến 100 dặm (96km – 160km) dưới lòng đất.
Các nhà địa chất giải thích rằng khoảng 100 triệu năm trước, đã có một vụ phun trào núi lửa đã mang những viên kim cương trồi lên bề mặt, theo trang web của công viên.
Navas gọi công viên này là “nơi huyền diệu, nơi giấc mơ tìm thấy viên kim cương có thể trở thành hiện thực!” Đó thực sự là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời.” Navas cho biết anh hy vọng sẽ trở lại công viên cùng con gái khi cô bé lớn hơn.