Vì sao khi phi công đi vệ sinh, một tiếp viên hàng không sẽ phải vào buồng lái

VOH - Theo quy định của ngành, trong thời gian phi công đi vệ sinh, một tiếp viên hàng không sẽ phải vào buồng lái. Vì sao lại như vậy?

Trên máy bay có một quy tắc đó là trong mọi thời điểm của chuyến bay, phải có ít nhất 2 người trong buồng lái, tránh tình huống phi công còn lại trong khoang lái khoá trái cửa và khống chế máy bay.

Lúc nào trong phòng lái cũng phải đảm bảo có 2 người phi công hoặc 1 phi công 1 tiếp viên
Lúc nào trong phòng lái cũng phải đảm bảo có 2 người phi công hoặc 1 phi công 1 tiếp viên - Ảnh minh họa

Do đó, khi một trong hai phi công cần rời vị trí để tới nhà vệ sinh, phải có một tiếp viên hàng không đi vào buồng lái và đợi ở đó cho đến khi phi công quay lại.

Không phải chỉ có chuyện đi vệ sinh, chỉ cần một trong 2 phi công rời buồng lái với bất cứ lý do gì - đi uống nước hay nghỉ ngơi một chút, thì một tiếp viên hàng không sẽ phải vào cùng phi công còn lại.

Đây là quy trình được thực hiện chặt chẽ trên hầu hết các chuyến bay thương mại.

Một quy định khác đối với phi công là không được để râu. Nhiều hãng hàng không cấm nam phi công để râu hoặc để ở mức tối thiểu nhất vì lý do để đảm bảo sử dụng mặt nạ dưỡng khí khi cần thiết phải ôm sát khuôn mặt.

Nghiên cứu cho thấy những người có râu khi sử dụng mặt nạ dưỡng khí có tỉ lệ rò rỉ oxy từ 16% đến 67% , điều này có thể khiến phổi của họ không nhận đủ oxy.

Vấn đề an toàn này càng trở nên trầm trọng hơn do các phi công, và các tiếp viên hàng không nam phải ngồi máy bay tần suất khá nhiều, hoặc di chuyển liên tục trên máy bay nên nhịp hô hấp tăng và nguy cơ thiếu oxy.

Ngoài ra, khi những người có râu sử dụng mặt nạ, họ thường không thể đeo nhanh hoặc kín một cách hiệu quả. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc an toàn khi bay.

Không chỉ cạo râu, để đảm bảo mặt nạ dưỡng khí phát huy tối đa hiệu quả, các phi công cũng không được phép đeo bất cứ thứ gì trên mặt có thể cản trở họ đeo mặt nạ đúng cách, gây nguy hiểm cho bản thân và hành khách.

Bình luận