Sự hấp dẫn của vàng nằm ở việc nó là tài sản an toàn thấp nhất trên thị trường tài chính. Trong khi đô la Mỹ không thể giữ được mức trên 98 điểm, nhưng vẫn nằm ở ngưỡng giao dịch cao của hai tháng. Cùng lúc đó, lợi suất trái phiếu 10 năm đang giao dịch ở mức thấp nhất của 21 tháng với 2,16%.
Vàng tuần rồi nằm ở mức cao của hai tuần. Giá vàng tương lai giao tháng 8 chốt ở mức 1.309,20 USD/ounce, cao hơn tuần trước 1%.
Ảnh minh họa
Tăng thuế đối với Mexico gây hậu quả nhiều hơn tưởng tượng
Theo lời các chuyên gia phân tích, căng thẳng chính trị đã đạt đến đỉnh điểm sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đe dọa sẽ áp mức thuế quan 5% đối với Mexico trong nỗ lực mới nhất của ông nhằm hạn chế nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.
Quyết định này đưa ra sau khi Trung Quốc đe dọa cắt giảm sản lượng đất hiếm xuất khẩu, là điều sẽ khiến nhiều công ty quốc tế lâm vào tình trạng tê liệt chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhà kinh tế cao cấp về hàng hóa Ross Strachan của Capital Economics nói rằng tự một trong hai kịch bản trên không gây áp lực gì cho vàng, nhưng cả hai cùng diễn ra chứng tỏ sự bất ổn ngày càng tăng của địa chính trị, làm gia tăng mối lo ngại sẽ diễn ra một đợt suy thoái toàn cầu nghiêm trọng.
Các nhà kinh tế ghi chú rằng việc Trump dọa áp thuế đối với Mexico có thể gây ảnh hưởng đáng lo ngại hơn cả căng thẳng thương mại Mỹ -Trung. Lý do là vì Mexico là đối tác thương mại lớn thứ ba của Mỹ và vì Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ nên chuỗi cung ứng giữa Mỹ - Mexico và Canada cũng sẽ chịu tác động.
Theo báo cáo từ chính phủ Mỹ, năm 2018 Mỹ xuất khẩu 256 tỷ USD hàng hóa sang Mexico trong khi lại nhập 347 tỷ USD hàng hóa từ quốc gia này.
Colin Cieszynski, chiến lược gia thị trường tại SIA Wealth Management, vẫn tỏ ra tin tưởng vàng tăng giá trong môi trường không chắc chắn về tình hình chính trị như hiện tại.
Gia tăng nguy cơ diễn ra suy thoái
Căng thẳng thương mại toàn cầu tăng nhanh đã dẫn tới việc thị trường dấy lên nỗi sợ hãi gia tăng nguy cơ suy thoái.
Rất nhiều chuyên gia phân tích nhấn mạnh việc một số đường cong lợi suất đảo chiều là dấu hiệu của gia tăng nguy cơ suy thoái.
Trong một ghi chú đầu năm nay, Steen Jakobsen, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Saxo, dự đoán với tỷ lệ 50% rằng Cục dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất trong thời gian tháng 10/2019.
Dự đoán của Jakobsen cũng không khác biệt mấy khi thị trường đã định 88% cơ hội cho một lần giảm lãi suất và gần 60% cơ hội cho hai lần cắt giảm lãi suất cho đến cuối năm.
Các chuyên gia của ngân hàng BNP Paribas cũng cho biết tỷ lệ các giám đốc tài chính (CFO) dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ đi vào suy thoái trong quý I năm 2021 là khá cao, ở mức 84%
Lý giải cho tỷ lệ cao này là vì các điều tra thực nghiệm cho thấy rằng các dự kiến doanh thu của các CFO cho 12 tháng kế tiếp đều có tương quan với lượng đầu tư đã nằm trong kế hoạch và cả thực tế. Khi nhiều CFO dự báo suy thoái, có nghĩa là dự báo doanh thu sẽ giảm thấp và sẽ có cắt giảm trong chi tiêu vốn. Điều này cuối cùng dẫn đến việc nỗi sợ suy thoái kết thúc bằng một cuộc suy thoái thật sự.
Thị trường vàng hưởng lợi từ sự bất ổn
Trở lại với thị trường vàng, dù có sự lạc quan đang tăng dần đối với thị trường này, một số nhà đầu tư vẫn còn e ngại dấn thân hoàn toàn vào. Trước đó, thị trường đã từng chứng kiến vàng chạm mốc và giữ ngưỡng 1.300 USD, nhưng chỉ được một lần rồi sau đó lại rơi xuống mức thấp của một tháng.
Tuy nhiên, Bill Baruch, Chủ tịch của Blue Line Futures, cho rằng môi trường hiện tại có sự khác biệt và ông giữ sự lạc quan với vàng chừng nào USD vẫn còn xoay xở để đạt mức cao mới và lợi suất trái phiếu vẫn nằm ở mức hiện tại.
Strachan cũng cho thấy niềm tin rằng vàng tăng tiếp tục và hy vọng đà giảm tiếp tục của thị trường chứng khoán sẽ đưa vàng lên cao hơn nữa.
Cieszynski nói rằng nếu vàng chốt giao dịch tuần với giá trên 1.303 USD/ounce sẽ củng cố thêm niềm tin cho thị trường và hy vọng thấy thêm nhiều đợt mua vào hơn để giá vàng có thể tiến lên trên mức 1.310 USD.