Để phục vụ chương trình trên, Thảo cầm viên Sài Gòn đã xây dựng vườn rau (khoảng 30 ngàn m2), vườn hoa (10 ngàn m2); vườn kiểng (15 ngàn m2); 12 trạm dạy trồng các loài thực vật; khu nhân nuôi thú sinh sản và thú cứu hộ gồm 20 loài 300 cá thể; các công trình phụ trợ như hội trường, khu vực sinh hoạt, vui chơi, cắm trại cho các em học sinh sau khi học.
Ông Phạm Văn Tân, Giám đốc Thảo cầm viên Sài Gòn cho biết, tham gia chương trình “Trải nghiệm khoa học nông nghiệp”, các em được hướng dẫn trồng rau, hoa, kiểng và trải nghiệm, xây dựng mô hình trồng rau, mô hình không gian xanh gia đình, trên cơ sở đó có thể áp dụng phát triển vườn rau và không gian xanh phù hợp với gia đình mình.
Các đại biểu cắt băng khánh thành khu vực trải nghiệm Khoa học nông nghiệp tại công viên Sài Gòn Safari - Củ Chi.
Các em học sinh tham quan và được giới thiệu về các mô hình trồng rau.
Chương trình Tiết học ngoài nhà trường được Thảo cầm viên Sài Gòn xây dựng và khiển khai từ năm 2016, với 26 chuyên đề giảng dạy tại số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM. Hàng năm có khoảng 80 ngàn học sinh của các trường phổ thông trong và ngoài TPHCM tham gia học tập. Tại công viên Sài Gòn Safari – Củ Chi, chương trình “Tiết học ngoài nhà trường” gồm 11 chủ đề dành cho cấp tiểu học, trung học sơ sở và trung học phổ thông, với nhiều nội dung phong phú như: Tìm hiểu, nghiên cứu về thực vật: rễ, lá thân, sinh sản ở thực vật, lợi ích của thực vật; cấu tạo cây xanh có hoa. Ngoài ra, với chủ đề giải mã nhưng hoạt động kỳ thú của thế giới động vật: quan sát và ghi nhận đặc điểm của bộ móng guốc và bộ linh trưởng.
Một số hình ảnh học sinh trường Lê Quý Đôn (Đồng Nai) trải nghiệm trồng cây kiểng trong ngày 24/11:
Lấy phân theo tỷ lệ được hướng dẫn.
Tiến hành trồng cây kiểng.
Hệ thống tưới nước tự động cho cây kiểng được trồng tại đây.