Ngày hội “Em yêu Sử Việt”: sáng tạo trong dạy và học lịch sử

VOH - Sáng 15/12, hơn 800 học sinh tiểu học TPHCM tham gia Ngày hội giao lưu với chủ để “Em yêu Sử Việt” tại trưởng Tiểu học Lê Đức Thọ - Gò Vấp.

Đến với ngày hội, học sinh được tham gia nhiều hoạt động với các hình thức phong phú, đa dạng, được khám phá, khai mở kiến thức thông qua các trạm “Theo dòng lịch sử” chia theo các chủ đề “Thời kỳ dựng nước”, “Các triều đại trong lịch sử Việt Nam”, “Các cuộc kháng chiến chống xâm lược” và “Xây dựng đất nước”.

Ngày hội “Em yêu Sử Việt”- sự sáng tạo trong  dạy và học lịch sử 1
Học sinh tiểu học tham gia trò cơi vận động "Bành voi nữ tướng" - Ảnh: Tuyết Nhung

Các em còn được tham gia sân chơi vận động “Xuôi dòng Sử Việt” với các chặng phải chinh phục “Bành voi nữ tướng”, “Sấm vang Bạch Đằng”, “Bước chân Tây Sơn”, “Tiến về Sài Gòn”…

Ở trò chơi vận động trường này, học sinh phải di chuyển về đích với những thử thách như: kiệu bạn vượt chướng ngại vật, 3 người phối hợp đi trên cùng một đôi dép gỗ, hay kết nối thành hàng và di chuyển bằng tay…

Em Trần Kim Ngọc, học sinh lớp 4/3, Trường Tiểu học Nhị Xuân, Hóc Môn chưa sẻ: “Em rất vui khi tham gia ngày hội này. Thông qua ngày hội em học được nhiều kiến thức lịch sử hơn, bản thân cần phải tìm hiểu nhiều hơn về môn lịch sử".

Không chỉ tham gia, trải nghiệm, học sinh tiểu học còn thể hiện kiến thức, hiểu biết của mình qua phần thi “Rung chuông vàng”. Các em cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, khả năng nghệ thuật qua các tác phẩm được chọn lọc, chuẩn bị cho phần thi Tự hào Tổ quốc Việt Nam.

Ngày hội “Em yêu Sử Việt”- sự sáng tạo trong  dạy và học lịch sử 2
Học sinh tiểu học hào hứng tham gia trả lời câu hỏi về kiến thức lịch sử - Ảnh: Tuyết Nhung

Bà Tống Thị Mai Hương, Phó Hiệu trưởng, Trường tiểu học Hoà Bình, Quận 1 cho biết thông qua ngày hội, các trường mong muốn học sinh được giao lưu, tìm hiểu về lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho rằng ngày hội thể hiện sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học. Việc đổi mới hoạt động dạy học lịch sử là một yêu cầu cấp thiết không chỉ ở khối tiểu học mà cả trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Để chống lối mòn dạy và học lịch sử theo kiểu “nhồi nhét”, nhớ những con số khô khan, Sở đã chỉ đạo các trường thay đổi phương pháp dạy học lịch sử, chú trọng trải nghiệm nhiều hơn. Học sinh được khuyến khích tham gia các hoạt động để “thấm” “hiểu” hơn các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc.

Ngày hội “Em yêu Sử Việt”- sự sáng tạo trong  dạy và học lịch sử 3
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM phát biểu tại ngày hội - Ảnh: Tuyết Nhung

Ông Nguyễn Văn Hiếu cho rằng: “Các trường thay đổi nhiều hơn phương pháp dạy học lịch sử. Làm sao cho giờ học lịch sử trở nên nhẹ nhàng mà sâu lắng. Các em không phải cố gắng nhớ, mà hiểu lịch sử và vận dụng được. Qua đó, học sinh sẽ yêu thích hơn môn học Lịch sử và các nhân vật lịch sử.”

Bình luận