Viêm dạ dày ở trẻ em do nhiễm HP

(VOH) - Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn HP đặc biệt là ở trong môi trường có bố, mẹ bị nhiễm HP hoặc do môi trường sống không đạt vệ sinh.

Trẻ dưới 1 tuổi thường chưa bị nhiễm HP nhờ kháng thể của mẹ có thể truyền sang khi cho bé bú. Độ tuổi có thể nhiễm HP là từ 2-4 tuổi.

Tỷ lệ nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori, H.pylori) ở trẻ em không cao như ở người lớn. Tuy nhiên, đối với trẻ em, việc điều trị triệt để Hp là điều vô cùng khó khăn, ngay cả các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiêu hóa trẻ em cũng còn nhiều tranh cãi trong việc đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Các bác sĩ tham gia tư vấn tại VOH Online.

Vậy nhiễm HP ở trẻ nhỏ có điểm gì khác so với nhiễm Hp ở người lớn? Để phòng tránh nhiễm Hp ở trẻ như thế nào? Cách phát hiện nhiễm Hp ở trẻ? Xét nghiệm ra sao?... Tất cả sẽ được PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng thư ký hội tiêu hóa Nhi Việt Nam và Bác sĩ Phạm Quỳnh Anh – Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô giải đáp trong buổi Tư vấn trực tuyến "Viêm dạ dày do nhiễm HP ở trẻ em" trên website WWW.VOH.COM.VN từ 9 giờ đến 10 giờ sáng, thứ Tư, ngày 23/12/2015 do VOH và Công ty Dược phẩm Đông Đô (nhãn hàng GastimunHP) phối hợp thực hiện.

PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng thư ký hội tiêu hóa Nhi Việt Nam đang trả lời trực tuyến.

* Xin bác sĩ cho biết vài thông tin cơ bản về vi khuẩn HP?

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: HP là tên viết tắt của vi khuẩn Helicobacter pylori. Vi khuẩn này có thể sống trong dạ dày của chúng ta, nơi mà hầu hết các vi khuẩn khác không thể sống được. Để làm được việc này, HP có những cơ chế thích nghi riêng của nó. Nhìn chung, HP “lành tính”, ít khi gây bệnh và sống “hòa bình” với chúng ta đến suốt đời nếu không điều trị. Một số rất ít (2-5%) ở người lớn nhiễm HP có thể dẫn đến bệnh ác tính. Chính vì điều này mà mọi người rất lo sợ về nó. Nhưng xin nhớ rằng, hầu hết các trường hợp là lành tính. Riêng ở trẻ em, cho đến giờ vẫn chưa có bằng chứng HP gây ra những thương tổn ác tính.

Kháng thể OvalgenHP là loại kháng thể IgY được viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản sản xuất từ lòng đỏ trứng gà được nuôi dưỡng đặc biệt và được gây tối miễn dịch với men Urease trên vi khuẩn HP. Do đó, OvalgenHP có tác dụng ức chế đặc hiệu vi khuẩn HP trong dạ dày, nghiên cứu trên người cho thấy loại kháng thể này có khả năng làm giảm lượng vi khuẩn HPp trong dạ dày, giảm xâm nhiễm vi khuẩn HP và thậm chí có một tỷ lệ không nhỏ có khả năng âm tính với vi khuẩn HP sau quá trình sử dụng.

* HP ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe của trẻ em?

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn:  Ở trẻ em, tính tới thời điểm 10 tuổi thì hầu như tất cả đều đã có tiếp xúc và đã nhiễm HP. Lứa tuổi nhỏ nhất có thể nhiễm HP là 3 tháng tuổi. Nguồn lây là từ những người chăm sóc. Tuy nhiên, nhiễm HP ở trẻ em là rất lành tính, không gây ra triệu chứng gì. Khoảng 10-15% các trường hợp HP có thể gây loét dạ dày tá tràng. Cho đến giờ vẫn chưa có bằng chứng HP gây ra những thương tổn ác tính ở trẻ em. 

* Làm thế nào OvalgenHP loại trừ được vi khuẩn Hp trong dạ dày?

- Bác sĩ Phạm Quỳnh Anh: Vi khuẩn HP tồn tại được trong môi trường acid dạ dày nhờ vào nhiều cơ chế thích nghi khác nhau trong đó có men Urease là quan trọng nhất. Men Urease của vi khuẩn HP xúc tác chuyển hóa Urea trong dạ dày thành ammoniac và carbonic có tác dụng trung hòa acid dạ dày nên vi khuẩn HP không bị acid dạ dày tiêu diệt. Men Urease cũng chiếm tới 15% protein vỏ tế bào vi khuẩn nên có ý nghĩa sống còn với vi khuẩn HP. Kháng thể OvalgenHP tác dụng lên vi khuẩn HP theo 4 cơ chế:

- Giảm bám dính của vi khuẩn HP vào niêm mạc dạ dày.

- Ức chế Urease của vi khuẩn HP do đó vi khuẩn Hp không phát triển được trong acid dạ dày.

- Gây tổn thương tế bào vi khuẩn HP

- Kết tập vi khuẩn HP với nhau, tạo điều kiện cho miễn dịch cơ thể tiêu diệt vi khuẩn HP.

Ngoài ra, sau quá trình dài sử dụng GastimunHP, cơ thể còn chủ động sinh ra kháng thể IgG chống lại vi khuẩn HP và được lưu hành trong máu.

* Những ai nên sử dụng GastimunHP?

Những người đang có nhiễm vi khuẩn HP trong người và có bệnh dạ dày (viêm dạ dày tá tràng, loét dạ dày tá tràng, Ung thư dạ dày) đều cần sử dụng GastimunHP để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn HP của các thuốc khác, đồng thời sử dụng duy trì sau điều trị bệnh để phòng tránh tái nhiễm vi khuẩn HP. Những người có vi khuẩn HP trong người nhưng chưa có bệnh dạ dày nhưng muốn dự phòng các bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, sử dụng hàng tháng nhắc lại thường xuyên hoặc sử dụng liều tấn công trong 4-6 tuần. Người khỏe mạnh muốn phòng tránh nhiễm khuẩn HP, nhất là đối tượng trẻ nhỏ trong gia đình có người nhiễm khuẩn HP.

* GastimunHP có an toàn không?

- Bác sĩ Phạm Quỳnh Anh: Sau 13 năm sử dụng tại Nhật Bản, các sản phẩm có chứa kháng thể OvalgenHP không gây ra tác dụng bất lợi nào đáng kể. Đối với người dị ứng với lòng đỏ trứng gà thì không nên sử dụng vì có thể gây dị ứng. 

* Tôi muốn hỏi GastimunHP cho trẻ từ mấy tuổi uống được. Con tôi 9 tuổi đang điều trị kháng sinh trị HP có uống bổ sung được không? thuốc có gây tác dụng phụ gì cho trẻ không? (Trần Ngọc, nhtn@yahoo.com)

- Bác sĩ Phạm Quỳnh Anh: GastimunHP là dạng gói bột pha trong nước nên các bé ăn uống được bình thường là có thể dùng được. Bé 9 tuổi đang điều trị kháng sinh trị HP hoàn toàn có thể uống bổ sung được. Nhìn chung, rất hiếm có tác dụng phụ. Một vài trường hợp có thể tiêu chảy nhẹ. Tuy nhiên, vì sản phẩm được làm từ lòng đỏ trứng gà nên nếu bé có dị ứng với lòng đỏ trứng gà thì không dùng.

* Mình có bé 3 tuổi, trước giờ chưa cho bé đi khám bao giờ cả, bác sĩ có thể cho mình biết một số biểu hiện trẻ nhiễm vi khuẩn HP là gì không ạ? (Lê Nam, lenam8782@gmail.com)

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Hầu hết nhiễm HP sẽ không có triệu chứng gì nên chúng ta sẽ không nhận biết được. Chỉ những trường hợp HP gây loét dạ dày tá tràng thì em bé sẽ đau bụng, ăn khó tiêu, hay thức giấc ban đêm, ợ chua…. Khi đó chúng ta mới nghi ngờ vai trò của HP. Tuy nhiên, hầu hết HP sống “hòa bình” với chúng ta nên tôi khuyên chị cũng không cần phải đi làm các xét nghiệm tìm HP.

* Cách sử dụng GastimunHP như thế nào?

- Pha 1 gói GastimunHP với 50-100ml nước, uống trong hoặc ngay sau khi ăn xong.

- Đối với bệnh nhân Viêm dạ dày tá tràng có nhiễm khuẩn Hp: sử dụng 2 gói/ngày kết hợp phác đồ diệt Hp (10-14 ngày), sau đó có thể duy trì 1 gói/ngày tới đủ 1 tháng.

- Đối với bệnh nhân có vi khuẩn HP đã đề kháng kháng sinh: Sau khi sử dụng kết hợp GastimunHP với phác đồ điều trị HP thì tiếp tục dùng nhắc lại mỗi tháng 10 gói, mỗi ngày 1 gói để chống tái nhiễm Hp.

- Đối với người có vi khuẩn HP chưa có triệu chứng bệnh muốn tiệt trừ HP thì sử dụng 1 đợt 4-6 tuần liều tấn công là 2 gói/ngày.

- Đối với những người khỏe mạnh muốn phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP thì sử dụng 1 gói/ngày, mỗi tháng 10 gói, sử dụng như vậy liên tục trong 3 tháng và nghỉ 1 tháng. 

* Đang điều trị kháng sinh có dùng GastimunHP được không?

- Bác sĩ Phạm Quỳnh Anh: Sử dụng GastimunHP phối hợp trong phác đồ điều trị kháng sinh là biện pháp đảm bảo khả năng thành công cho phác đồ diệt vi khuẩn HP thông thường. 

* Nhiễm khuẩn HP ở trẻ em có khác biệt so với nhiễm khuẩn HP ở người lớn không?

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Có vài điểm khác như sau: (1) Tần suất nhiễm thấp hơn người lớn, (2) Hầu như không gây ra ác tính như ở người lớn, (3) Điều trị dễ bị kháng thuốc do trẻ em hay sử dụng kháng sinh để điều trị viêm nhiễm đường hô hấp mà các kháng sinh này cũng là kháng sinh để điều trị HP.

* Em vừa xét nghiệm và biết được mình bị nhiễm HP. Trước giờ em thường ăn uống chung với con gái 9 tuổi. Vậy em có cần phải đi xét nghiệm HP cho con gái em không bác sĩ? Xin cảm ơn bác sĩ. (Phương Ngọc, xuongrongbecon@yahoo.com)

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Nếu bé hoàn toàn không có triệu chứng gì nghi ngờ loét dạ dày tá tràng (hay có những cơn đau bụng, có thể đau làm thức giấc ban đêm, …), gia đình không có ai bị bệnh ác tính ở dạ dày (cha, mẹ, anh chị em ruột), bé không mắc chứng thiếu máu thiếu sắt không giải thích được thì tốt nhất bẹn không nên cho cháu đi thử tìm HP. Nên đảm bảo vệ sinh cá nhân, tránh ăn uống chung, sử dụng vật dụng riêng rẽ là những cách giúp hạn chế lây nhiễm trong gia đình.

* Vi khuẩn HP này có bị di truyền hay không? (Dương Thi Dung, dungduongbka@gmail.com)

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: 

Nhiễm HP không di truyền nhưng có thể lây từ người này sang người khác thông qua các hình thức tiếp xúc gần gũi, ăn chung chén, ly, đũa, muỗng; nhai mớm cho con cháu… Nếu muốn phòng ngừa thì chỉ cần tránh các việc trên.

* Sử dụng GastimunHP rồi có bị đau dạ dày nữa không?

- Bác sĩ Phạm Quỳnh Anh: Đau dạ dày có nhiều nguyên nhân khác nhau, vi khuẩn HP chỉ là 1 trong các nguyên nhân đó, GastimunHP chỉ tác động trên vi khuẩn HP do đó nếu đau dạ dày có nhiễm khuẩn HP thì sản phẩm sẽ có hiệu quả.

* Trẻ em có thể bị nhiễm HP từ khi mấy tuổi?

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Nhìn chung trẻ em có thể bị nhiễm từ bất kỳ tuổi nào, càng lớn lên khả năng đã nhiễm HP càng cao. Tính tới thời điểm 10 tuổi thì hầu như tất cả trẻ em đã tiếp xúc và nhiễm HP. Xét về lứa tuổi nhỏ nhất có thể nhiễm thì có rất nhiều số liệu khác nhau tuỳ nghiên cứu, trong đó có 1 nghiên cứu theo dõi ngay khi các bé vừa sinh ra cho thấy ở thời điểm 3 tháng tuổi đã có 19% đã bị nhiễm HP. 

* Bé nhà tôi được 2,5 tuổi, bé bị viêm dạ dày có HP tuy nhiên bé không sử dụng được thuốc kháng sinh bác sỹ kê vì cứ uống vào lại nôn ra, người mệt mỏi vô cùng. Vậy có phương pháp nào giúp cháu trong trường hợp này không ạ?

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Cho đến giờ, kháng sinh là biện pháp chính để tiêu diệt HP, thậm chí phải dùng đến 2 loại phối hợp. Bạn nên cho bé đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi để xem bé thực sự có cần thiết điều trị tiệt trừ HP hay không, và nếu có, thì sử dụng thuốc thế nào để dễ uống nhất.

* Tác dụng phụ của GastimunHP là gì?

- Bác sĩ Phạm Quỳnh Anh: Tác dụng phụ thường là nhẹ, hiếm gặp. Một số bệnh nhân bị tiêu chảy nhẹ khi sử dụng sản phẩm. Khi đó, bạn vẫn có thể sử dụng sản phẩm tiếp tục và triệu chứng sẽ hết trong vài ngày. 

* Con trai em 33 tháng tuổi bị nhiễm HP, đang điều trị khoảng 20 ngày nữa là hết thuốc. Chừng nào mới xét nghiệm lại xem đã diệt được chưa. Mọi người trong gia đình có nhất thiết phải đi xét nghiệm xem có bị nhiễm HP không?

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Thường một liệu trình (hay một đợt) điều trị kéo dài khoảng 4 tuần, trong đó 2 tuần đầu uống nhiều loại thuốc và 2 tuần kế chỉ 1 loại thuốc. Sau đó phải ngưng hoàn toàn các thuốc có ảnh hưởng đến HP trong 2-4 tuần (tốt nhất là 4 tuần) rồi thử lại xem HP còn hay không. Trong thời gian ngưng thuốc này, các thuốc nào không ảnh hưởng đến HP vẫn có thể dùng. 

* Con tôi nay 6 tuổi và bị viêm dạ dày do nhiễm HP cách đây 2 năm. Tôi có nghe thông tin về thuốc kháng GastimunHP. Xin cho hỏi con tôi uống thuốc này được không và nếu được thì liều lượng, cách dùng như thế nào? (Hoàng Thị Thảo, thithao121984@yahoo.com.vn)

- Bác sĩ Phạm Quỳnh Anh: Có hai tình huống xảy ra. Nếu cháu đã điều trị khỏi HP và chị mong muốn phòng ngừa tái nhiễm cho cháu thì chị có thể cho cháu dùng GastimunHP với liều dùng 1 gói/ ngày, uống liên tục 10 ngày trong một tháng. Chị cho cháu dùng trong 3 tháng liên tiếp rồi ngưng dùng một tháng và có thể lặp lại sau đó. Nếu cháu đã điều trị mà bệnh vẫn chưa khỏi (nghĩa là còn triệu chứng bệnh và xét nghiệm HP dương tính) thì chị nên cho cháu tái khám bác sĩ để được điều trị triệt để. Trong trường hợp này, chị có thể dùng GastimunHP để phối hợp điều trị. Liều dùng 2 gói/ ngày (uống hai lần) kết hợp cùng phác đồ điều trị diệt HP (10 ngày– 14 ngày). Sau đó uống với liều lượng 1 gói/ ngày trong 1 tháng. Sau đó có thể chống tái nhiễm bằng cách uống nhắc lại mỗi tháng 10 ngày, mỗi ngày 1 gói. 

Bác sĩ Phạm Quỳnh Anh – Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô giải đáp trong buổi Tư vấn trực tuyến

* Bé nhà tôi 4 tuổi rưỡi thường xuyên bị đau bụng, ợ khi ăn, hay nôn khan buổi sáng. Tôi đưa cháu đi khám ở bệnh viện huyện thì bác sỹ nói nghi ngờ có nhiễm khuẩn HP dạ dày tuy nhiên ở đó không có xét nghiệm kiểm tra nhiễm HP. Vậy cho tôi hỏi, có cách nào để kiểm tra xem bé có bị nhiễm khuẩn HP dạ dày hay không và nên cho cháu làm xét nghiệm nào? (Ngọc Thụy, thuyctv@gmail.com)

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Ở lứa tuổi 4 tuổi thì chỉ có thể tìm HP trong phân hoặc qua nội soi dạ dày. Tuy nhiên, tôi khuyên chị không nên tự đưa cháu đi test HP mà phải đi khám BS chuyên khoa xem thực sự có cần test hay không, vì như đã nói ở trên, HP hầu hết sẽ sống chung với chúng ta, ít khi gây bệnh, nhất là ở trẻ em. Việc điều trị tiệt trừ HP rất khó khăn và khi tiệt trừ xong chúng ta vẫn có thể bị nhiễm lại (khả năng ít hay nhiều tuỳ người).

* Nếu trong nhà có bố mẹ bị nhiễm HP thì liệu con cái có khả năng bị lây nhiễm HP không? (Ngọc Ngọc, nntt2205@gmail.com)

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Nguy cơ lây nhiễm HP là các gia đình có đời sống kinh tế xã hội thấp, vệ sinh kém và sống đông đúc. Vậy nếu trong nhà cha mẹ nhiễm HP và có 1 trong các nguy cơ kể trên thì khả năng lây là cao.

* Có cách nào không phải đi kiểm tra mà vẫn biết bé nhà mình có dương tính với Hp hay không? (Pham Quynh Bich, bichphamutc@gmail.com)

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Không có cách nào cả. Chúng ta được xác định là có nhiễm HP phải thông qua nội soi. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần phải nội soi để tìm HP. Các bác sĩ sẽ khám và xác định trường hợp nào thực sự cần nội soi để tìm HP. Phần lớn các trường hợp là không cần. Các biện pháp khác như test hơi thở, tìm HP trong phân chỉ được sử dụng để theo dõi điều trị chứ không để chẩn đoán.

* Tôi bị nhiễm HP. Vậy tôi có cách nào dự phòng lây nhiễm cho vợ và các con tôi không? Xin cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Vũ Hải, hainguyenvu@yahoo.com)

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Nhìn chung, HP lây từ người sang người hoặc tự phân người bị nhiễm thải ra lây qua các người khác. Vậy nguyên tắc chung vẫn là giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý phân sạch sẽ, tranh dung chung chén, ly, đũa, tránh ăn chung món ăn, …

* Bé nhà tôi được 29 tháng. Bé bị viêm dạ dày do HP. Tuy nhiên con tôi không điều trị được phác đồ kháng sinh. Vậy tôi có thể cho cháu sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị khác có được không? Xin tư vấn sản phẩm nào an toàn cho bé. (Nguyên Khôi, khoitl@gmail.com)

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Viêm dạ dày chỉ được chẩn đoán khi tiến hành nội soi và lấy mẫu sinh thiết xem dưới kính hiển vi, không biết bé có được làm giống vậy hay không. Nếu chỉ test tìm HP trong máu hay trong phân thì không đủ để kết luận là có nhiễm HP, chưa nói đến dạ dày. Tôi không rõ lý do bé vì sao không sử dụng được kháng sinh, nên bạn cho bé tái khám tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi để các bác sĩ tư vấn thêm và tìm ra cách điều trị phù hợp nhất cho bé. 

* Bác sỹ cho hỏi là em mới phát hiện ra nhiễm vi khuẩn HP và đang điều trị. Em có con nhỏ 5 tuổi, cháu có khả năng lây nhiễm bệnh từ mẹ sang không?

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Nếu tiếp xúc gần gũi, đặc biệt các hành động như nhai mớm cho con thì khả năng lây là rất cao. Ngoài ra, bé vẫn có nguy cơ lây từ ngoài cộng đồng.

* Thưa bác sỹ, trẻ nhỏ 3 tuổi bị viêm dạ dày có vi khuẩn HP thì có nguy hiểm không?

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Bình thường sau khi nhiễm, HP sẽ sống chung với ta suốt đời, nếu không điều trị. Phần lớn các trường hợp ở trẻ em, HP chỉ gây viêm mạn tính và không gây ra triệu chứng gì (chiếm 80% hoặc hơn nữa, một số ít (15-20%) HP gây ra viêm hoặc loét trong dạ dày, tá tràng. Cho đến nay, các chuyển biến thành ác tính hầu như không thấy ở trẻ em mà chi xuất hiện ở người lớn với tần số thấp (khoảng 2-5%). Tóm lại, hầu hết sẽ sống “hoà bình” với chúng ta.

* Kết quả sử dụng OvalgenHP ở Nhật Bản như thế nào?

- Bác sĩ Phạm Quỳnh Anh: OvalgenHP (thành phần tác dụng của GastimunHP) được sử dụng tại Nhật Bản trong 13 năm trở lại đây trong nỗ lực của chính phủ Nhật Bản để làm giảm tỷ lệ Ung thư dạ dày do mối liên hệ mật thiết giữa vi khuẩn HP và Ung thư dạ dày. Kết quả sau hơn 1 thập kỷ sử dụng OvalgenHP trong cộng đồng Nhật Bản người ta nhận thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn HP cộng đồng giảm, đặc biệt đối tượng trẻ em (12 tuổi trở xuống) có tỷ lệ nhiễm khuẩn HP cực kỳ thấp.

* Bé nhà mình năm nay 12 tuổi nhưng đã phải điều trị bệnh dạ dày có khuẩn HP 3 năm nay, thể trạng rất yếu. Lần điều trị gần đây nhất đi kiểm tra lại thì thấy vi khuẩn Hp đã hết. Tuy nhiên, minh rất sợ bé lại bị nhiễm lại loại vi khuẩn này. Có cách nào để phòng ngừa mắc khuẩn HP không?

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Cho đến nay các nhà khoa học chỉ xác định được HP là lây từ người sang người, còn với phương cách cụ thể nào như ăn uống chung, hôn, bắt tay, qua nghề nghiệp,... thì chưa rõ ràng. Tốt nhất là giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong ăn uống nên tránh dùng chung thìa, đũa, ly, bát,... 

* Bé bị đau dạ dày có nhất thiết phải nội soi không? Có cách nào nội soi an toàn cho trẻ 6 tuổi không vì bé rất yếu. Các bác sĩ sẽ phải hỏi kỹ bệnh của bé và thăm khám lâm sàng để quyết định bé có cần nội soi hay không?.

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Nói riêng về nhiễm HP, chỉ những bé nghi ngờ có loét trong đường tiêu hoá, hoặc có người thân trực hệ (cha, mẹ, anh chị em ruột) mắc các khối u ác tính trong dạ dày thì mới cân nhắc làm nội soi. Ngoài ra, từng trường hợp sẽ có những chỉ định nội soi cho các bệnh lý khác, không liên quan đến HP. Nếu thực sự là cần thì ê-kip làm việc sẽ có cách cho từng trường hợp cụ thể.

* Nhà tôi thường có thói quen ăn bột nghệ hòa với mật ong vo viên. Tôi bị đau dạ dày và ăn thấy bớt hẳn. Con gái tôi năm nay 6 tuổi. Bé cũng thường kêu bị đau bụng. Tôi có thể cho cháu ăn bột nghệ vo viên như tôi được không? Cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Thị Tường Vy, hoatimngayxua1@yahoo.com)

- PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn: Nhìn chung sử dụng thuốc phải đúng chỉ định, khi nào cần thì dùng, khi nào không cần thì không nên dùng, đặc biệt là ở trẻ em. Đau bụng ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân chứ không chỉ riêng là đau dạ dày. Bạn nên cho con đi khám để có cách điều trị phù hợp. 

* Tôi có thể sử dụng GastimunHP trong thời gian bao lâu?

- Bác sĩ Phạm Quỳnh Anh: GastimunHP rất an toàn cho cơ thể và sử dụng lâu dài có tác dụng kích thích cơ thể tăng sinh miễn dịch chống vi khuẩn HP, được tích lũy trong máu. Bạn có thể sử dụng lâu dài hàng ngày. 

(Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)

Bình luận