Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Các trường hợp bị tạm giữ xe do vi phạm hành chính

(VOH) – Ngoài việc bị xử phạt hành chính khi vi phạm giao thông, người điều khiển xe còn có thể bị tạm giữ phương tiện để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.

1. Những trường hợp bị tạm giữ phương tiện do vi phạm hành chính

Việc tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết, với 3 trường hợp sau:

  • Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;
  • Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
  • Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với hình thức phạt tiền cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm nộp phạt xong.

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định những trường hợp sau sẽ bị tạm giữ phương tiện 07 ngày: 

  1. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  2. Điều khiển xe trên đường mà nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. 
  3. Đi ngược chiều trên đường cao tốc; lùi xe trên đường cao tốc. 
  4. Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
  5. Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ.
  6. Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
  7. Điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
  8. Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định, hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng. 
  9. Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  10. Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  11. Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe.
  12. Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.
  13. Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh.
  14. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô khi chưa đủ 16 tuổi.
  15. Điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên khi chưa đủ 18 tuổi.

Xem thêmLỗi đi xe trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu?

Các trường hợp bị tạm giữ xe do vi phạm hành chính

2. Thủ tục tạm giữ phương tiện

2.1 Mẫu biên bản tạm giữ phương tiện

Mẫu biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính (Mẫu số 05): Download tại đây

2.2 Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện

Nếu chỉ thực hiện hình thức xử phạt tiền thì người có thẩm quyền được phép tạm giữ một số các giấy tờ sau: Đầu tiên là giấy phép lái xe, những giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, được phép tạm giữ cho đến khi chủ phương tiện nộp phạt hành chính xong. Nhưng nếu người có hành vi vi phạm mà không có những giấy tờ nêu trên thì bắt buộc phải tạm giữ phương tiện, tang vật để bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Khi tạm giữ phương tiện, bắt buộc phải lập biên bản. Trong đó phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ, phải có chữ kỹ của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm…Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.

Đồng thời, khi phương tiện bị tạm giữ, chủ phương tiện phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản phương tiện… trong thời gian phương tiện bị tạm giữ.

3. Thời gian tạm giữ phương tiện

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Bình luận