Chờ...

Quy định mới nhất về làn đường dành cho xe cơ giới 

(VOH) – Đi sai làn đường, chạy đè lên vạch kẻ đường là những lỗi khá phổ biến khi tham gia giao thông mà nhiều người thường không để ý. Theo dõi bài viết để hiểu rõ và làn đường và tránh bị xử phạt. 

1. Làn đường là gì? 

Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.

Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. 

Căn cứ vào Điều 13 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về sử dụng làn đường như sau:

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Quy định vạch kẻ đường phân cách làn đường

Có hai loại vạch kẻ đường quen thuộc như sau:

  • Vạch liền: Được sử dụng để phân cách giữa các làn xe dùng cho các loại xe có động cơ và không có động cơ. Trường hợp vạch được đặt tại đầu đường được sử dụng để hướng dẫn xe chạy, dừng lại, hoặc quy định giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Khi gặp loại vạch liền, tài xế không được chuyển làn hoặc di chuyển xe đè lên vạch. 
  • Vạch đứt khúc: Đây là vạch này được kẻ theo chiều dọc với tác dụng phân chia làn xe chạy. Vạch đứt khúc được sử dụng để hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường. Với vạch này chúng ta vẫn có thể điều khiển xe chuyển làn hoặc di chuyển xe đè qua vạch. 
Quy định mới nhất về làn đường dành cho xe cơ giới ảnh 1
Vạch màu vàng nét đứt: Phân chia hai làn xe chạy ngược chiều nhau ở các đoạn đường có 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách ở giữa, các phương tiện được phép cắt qua sử dụng làn ngược chiều cả hai phía.
Quy định mới nhất về làn đường dành cho xe cơ giới ảnh 2
Vạch đơn màu vàng nét liền dùng phân chia 2 chiều xe chạy đối với đường từ 2 – 3 làn xe, không có dải phân cách giữa. Các phương tiện không được đè lên vạch hoặc lấn làn. 
Quy định mới nhất về làn đường dành cho xe cơ giới ảnh 3
Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Quy định mới nhất về làn đường dành cho xe cơ giới ảnh 4
Vạch màu vàng song song ở giữa nhưng một bên nét liền, một bên nét đứt dùng để bố trí trên đoạn đường 2 chiều và một bên cho phép vượt (bên nét đứt) và bên còn lại cấm vượt xe (bên nét liền).
Quy định mới nhất về làn đường dành cho xe cơ giới ảnh 5
Đây là vạch xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng chạy xe 
Quy định mới nhất về làn đường dành cho xe cơ giới ảnh 6
Vạch màu trắng nét đứt để phân chia các làn xe cùng chiều và cho phép chuyển làn đường qua vạch.
Quy định mới nhất về làn đường dành cho xe cơ giới ảnh 7
Vạch màu trắng nét liền, các phương tiện không được sử dụng làn khác hoặc chuyển làn và cũng được được để xe đè lên vạch hay lấn làn.
Quy định mới nhất về làn đường dành cho xe cơ giới ảnh 8
Vạch giảm tốc độ nhường đường 
Quy định mới nhất về làn đường dành cho xe cơ giới ảnh 9
Hai vạch liên tục màu trắng (vạch kép) có chiều rộng bằng nhau dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đương có từ 4 làn xe trở lên, xe không được đè lên vạch.

Xem thêmDanh sách 300+ biển báo hiệu đường bộ tài xế nào cũng cần nhớ rõ

2. Biển báo hiệu chỉ dẫn làn đường

Khi tham gia giao thông trên đường, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định của luật giao thông đường bộ về làn đường, phần đường. Đặc biệt đối với hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, người điều khiển phải tuyệt đối chấp hành, không vi phạm, đi sai hướng dẫn. Khi muốn chuyển làn đường phải có xi nhan, còi báo hiệu, và chỉ được chuyển làn tại những vị trí cho phép để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. 

Bên cạnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu chỉ dẫn làn đường có nhiệm vụ giúp người điều khiển phương tiện tránh đi sai làn đường. Có hai loại biển báo thông dụng đó là: Biển báo trên giá long môn và biển báo đặt trên các trụ đỡ.

Biển báo đặt trên các trụ đỡ: Loại biển báo này sẽ được đặt trên các tuyến đường với mục đích thông báo lại, nhắc nhở người tham gia giao thông về làn đường dành cho họ. Có đường 4 làn và đường 3 làn, tương đương với hai loại đường này là những chiếc biển chỉ dẫn cụ thể:

  • Làn đường thứ nhất là làn đường dành riêng cho xe ô tô.
  • Làn đường thứ 2 là làn đường dành cho xe ô tô và xe máy. 
  • Làn đường thứ 3 và thứ 4 là làn đường nằm về phía bên phải của đường, đây là làn dành cho xe máy và xe thô sơ.

Tùy thuộc vào làn đường, phần đường khác nhau, nhưng thông thường làn đường dành cho phương tiện xe thô sơ sẽ phải di chuyển tại phần đường trong cùng bên tay phải. Sau đó là đến xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi vào làn đường bên tay trái. Cuối cùng là phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. 

Quy định mới nhất về làn đường dành cho xe cơ giới ảnh 10
Biển báo đặt trên các trụ đỡ - Ảnh: Internet

Biển báo chỉ dẫn được lắp trên các giá long môn: Loại biển báo này sẽ được đặt tại vị trí cao, đầu mỗi tuyến đường để người lái xe có thể dễ dàng quan sát. Các biển chỉ dẫn này cũng có nhiệm vụ thông báo làn đường phù hợp cho từng loại phương tiện khi tham gia giao thông. 

Quy định mới nhất về làn đường dành cho xe cơ giới ảnh 11
Biển báo được lắp trên các giá long môn - Ảnh: Internet 

Xem thêmThủ tục đăng ký dự thi bằng lái xe máy mới nhất 2020 

3. Quy định xử phạt sai phạm 

Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt khi đi sai làn đường hoặc chuyển làn không đúng nơi quy định như sau:

Đối với xe ô tô

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 460.000 đồng nếu chuyển làn đường không đúng nơi cho phép. 

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không đi đúng làn đường, phần đường cho phép. Tước bằng lái xe từ 01 - 03 tháng. 

Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng; tước bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.

Đối với xe máy

Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng nếu không đi đúng làn đường, phần đường cho phép. 

Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng nếu không đi đúng làn đường, phần đường cho phép. Tước bằng lái xe từ 01 - 03 tháng. 

Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng. Tước bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.

Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng nếu không đi đúng làn đường, phần đường cho phép.