Picture of the author
Picture of the author
SGK CD Toán 6»Hình Học Phẳng»Tìm hiểu về cách đo góc và so sánh hai g...

Tìm hiểu về cách đo góc và so sánh hai góc

Kiến thức về góc, số đo góc, cách đo góc là phần kiến thức trọng tâm trong chương trình Toán 6. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các em về vấn đề này. Cùng tham khảo nhé!

Xem thêm

Trong công việc đời sống của con người, để có những bản thiết kế đẹp và tỉ mỉ hay những công trình xây dựng được chắc chắn và an toàn, số đo góc góp một phần không thể thiếu trong các bản thiết kế đó và nó cũng là phần kiến thức quan trọng các em được học ở lớp 6. Vậy để biết được số đo của một góc thì ta phải thực hiện cách đo góc như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trình bày về cách đo góc cùng với một số dạng toán hay về vấn đề này, các em hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!


1. Cách đo góc

Để xác định số đo góc xOy bằng thước đo góc thì ta cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước đo góc trùng với đỉnh của góc và vạch 0 của thước nằm trên cạnh Ox
  • Bước 2: Ta xác định xem cạnh Oy đi qua vạch chia độ nào thì đó chính là số đo góc nhận được.

Từ cách xác định số đo góc ở trên, ta có định nghĩa sau đây:

Định nghĩa: Mỗi góc có một số đo.

Chú ý:

+ Ta chỉ xét các góc có số đo không vượt quá 180 độ.

+ Giả sử, số đo của góc xOy là a độ, khi đó ta kí hiệu như sau: hay . Ví dụ, số đo của góc xOy là 30 độ, khi đó ta viết .

+ Ta thường nhận biết các góc có số đo khác nhau ở trong một hình có nhiều góc, bằng cách vẽ kí hiệu thêm một hay nhiều vòng cung nhỏ nối hai cạnh của một góc. Hình ảnh dưới đây minh họa cho sự phân biệt các góc với nhau.

so-do-goc-la-gi-tim-hieu-ve-cach-do-goc-va-so-sanh-hai-goc-1

2. So sánh hai góc

Ta thực hiện so sánh hai góc tOz và mAn dựa vào số đo của chúng:

TH1. Nếu số đo của góc tOz bằng số đo của góc mAn thì ta nói góc tOz bằng góc mAn, nên ta viết là .

TH2. Nếu số đo của góc tOz nhỏ hơn số đo của góc mAn thì ta nói góc tOz nhỏ hơn góc mAn, nên ta viết là .

TH3. Nếu số đo của góc tOz lớn hơn số đo của góc mAn thì ta nói góc tOz lớn hơn góc mAn, nên ta viết là .

3. Các dạng toán liên quan đến cách đo góc, so sánh hai góc

3.1. Dạng 1: Thực hiện đo góc và vẽ góc khi biết số đo góc

*Phương pháp giải:

(1) Để xác định số đo góc xOy bằng thước đo góc thì ta cần thực hiện các bước về cách đo góc đã nêu ở mục 1.

(2) Để vẽ góc mAn có số đo bằng a độ, ta cần thực hiện như sau:

+ Trước tiên, ta vẽ tia Am.

+ Tiếp theo, ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với A và vạch 0 của thước nằm trên tia Am.

+ Cuối cùng, ta đánh dấu trên vạch chia độ của thước một điểm tương ứng với số chỉ a độ và ta kẻ tia An đi qua điểm ta vừa đánh dấu ở trên. Khi đó, ta vẽ được góc mAn có số đo bằng a độ.

Ví dụ 1. Em hãy sử dụng thước đo góc để xác định số đo của góc xAy ở trong hình vẽ sau:

so-do-goc-la-gi-tim-hieu-ve-cach-do-goc-va-so-sanh-hai-goc-2

Lời giải

Bước 1. Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước đo góc trùng với đỉnh của góc và vạch 0 của thước nằm trên cạnh Ax.

Bước 2. Ta xác định xem cạnh Ay đi qua vạch chia độ nào thì đó chính là số đo góc nhận được.

Sau khi thực hiện các bước trên, ta được .

Ví dụ 2. Em hãy sử dụng thước đo góc để thực hiện vẽ góc mAn có số đo bằng 60 độ.

Lời giải

Trước tiên, ta vẽ tia Am.

Tiếp theo, ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với A và vạch 0 của thước nằm trên tia Am.

Cuối cùng, ta đánh dấu trên vạch chia độ của thước một điểm tương ứng với số chỉ 60 độ và ta kẻ tia An đi qua điểm ta vừa đánh dấu ở trên. Khi đó, ta vẽ được góc mAn có số đo bằng 60 độ.

so-do-goc-la-gi-tim-hieu-ve-cach-do-goc-va-so-sanh-hai-goc-3

3.2. Dạng 2: Bài toán so sánh hai góc

*Phương pháp giải:

Muốn so sánh hai góc tOz và mAn, ta dựa vào ba trường hợp đã nêu ở mục 2.

Ví dụ 3. Cho biết các góc và số đo của chúng . Hãy:

a) So sánh góc nKm và góc tMr;

b) So sánh góc nKm và góc uOv.

Lời giải

a) Theo giả thiết , vì do đó ;

b) Theo giả thiết , vì do đó .

4. Một số bài tập vận dụng cách đo góc

Bài 1. Chọn đáp án có từ còn thiếu trong câu sau: Cho , có nghĩa là số đo của góc aOb . . . số đo của góc mAn.

  1. bằng
  2. lớn hơn
  3. to hơn
  4. nhỏ hơn
ĐÁP ÁN

Chọn đáp án D.  

Bài 2. Cho góc vOu và góc tAs được minh họa trong hình vẽ dưới đây. Em hãy sử dụng thước đo góc để xác định số đo góc của chúng.

so-do-goc-la-gi-tim-hieu-ve-cach-do-goc-va-so-sanh-hai-goc-4

ĐÁP ÁN

+ Đo góc vOu:

Bước 1. Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước đo góc trùng với đỉnh của góc và vạch 0 của thước nằm trên cạnh Ov.

Bước 2. Ta xác định xem cạnh Ou đi qua vạch chia độ nào thì đó chính là số đo góc nhận được.

Sau khi thực hiện các bước trên, ta được .

+ Đo góc tAs:

Bước 1. Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước đo góc trùng với đỉnh của góc và vạch 0 của thước nằm trên cạnh At.

Bước 2. Ta xác định xem cạnh As đi qua vạch chia độ nào thì đó chính là số đo góc nhận được.

Sau khi thực hiện các bước trên, ta được .

Bài 3. Cho góc eBf có số đo bằng 130 độ. Em hãy sử dụng thước đo góc để thực hiện vẽ góc eBf.

ĐÁP ÁN

Trước tiên, ta vẽ tia Be.

Tiếp theo, ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với B và vạch 0 của thước nằm trên tia Be.

Cuối cùng, ta đánh dấu trên vạch chia độ của thước một điểm tương ứng với số chỉ 130 độ và ta kẻ tia Bf đi qua điểm ta vừa đánh dấu ở trên. Khi đó, ta vẽ được góc eBf có số đo bằng 130 độ.

so-do-goc-la-gi-tim-hieu-ve-cach-do-goc-va-so-sanh-hai-goc-5


Bài 4. Em hãy theo dõi hình vẽ minh họa cho hai góc uPm và zQn dưới đây và lựa chọn đáp án chính xác nhất.

so-do-goc-la-gi-tim-hieu-ve-cach-do-goc-va-so-sanh-hai-goc-6

  1. .
  2. .
  3. .
  4. Cả ba đáp án trên đều sai.
ĐÁP ÁN

Ta thấy , vì do đó .

Chọn đáp án B.

Bài 5. Em hãy viết các góc sau theo thứ tự tăng dần: .

ĐÁP ÁN

Theo giả thiết, ta có .

.

Suy ra .

Do đó, ta viết các góc trên theo thứ tự tăng dần là: .

Trên đây là phần kiến thức tổng hợp về chủ đề cách đo góc trong chương trình Toán 6. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ hiểu rõ và nắm chắc hơn kiến thức của bài học, cũng như vận dụng tốt các bài tập liên quan một cách cẩn thận và chính xác.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Hoài Nguyễn

Tia phân giác của một góc là gì? Khái niệm, tính chất và định lý