Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 7»2»Bài 107: Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu c...

Bài 107: Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Văn 7 bộ sách giáo khoa một cách đầy đủ, chi tiết, xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu.

Xem thêm

Câu 1/ SGK Ngữ Văn tập 2 trang 123

Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để:

a)

Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

Dạ, bẩm…

Đuổi cổ nó ra!

(Phạm Duy Tốn)

Dấu chấm lửng thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.

b) Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại…

(Đào Vũ)

Dấu chấm lửng thể hiện chỗ lời nói bỏ dở.

c) Cơm, áo, vợ, con, gia đình… bó buộc y.

(Nam Cao)

Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, châm biếm.

Câu 2/ SGK Ngữ Văn tập 2 trang 123

Công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây:

bai107-dau-cham-lung-va-dau-cham-phay-van7-2

Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập.

bai107-dau-cham-lung-va-dau-cham-phay-van7-3

Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách hai vế câu trong câu ghép chính phụ.

c) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa  cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.

(Hoài Thanh)

Dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Câu 3/ SGK Ngữ Văn tập 2 trang 123

Viết một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó:

  1. Có câu dùng dấu chấm lửng.
  2. Có câu dùng dấu chấm phẩy.

Gợi ý

Đọc"Ca Huế trên sông Hương" của Hà Ánh Minh đã mang đến cho ta một xứ Huế mộng mơ, nổi tiếng với các điệu hát vừa mang âm điệu giản dị, dân dã của ca nhạc dân gian lẫn âm nhạc cung đình Huế : hò khi đánh cá, hò lúc cấy cày, hò giã gạo; các điệu lý như lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam;…Và nếu các điệu hò mang âm điệu mênh mang, da diết thì các điệu lý lại vui nhộn, thể hiện tình yêu và sự hòa mình của người Huế với thiên nhiên. Nghe ca Huế trên sông Hương không chỉ là thưởng thức một loại hình âm nhạc đặc trưng của Huế mà còn cho ta cảm nhận sâu sắc hơn về tình người nơi đây. Đặc biệt, khi thưởng thức ca Huế, ta còn được ngắm nhìn những ca công trẻ ăn mặc theo đúng lễ nghĩa: nam áo the quần thụng, khăn xếp; nữ áo dài, khăn đóng, duyên dáng. Tất cả đã góp phần tạo nên cái hồn cho vùng đất cố đô trầm mặc, lãng mạn này.

bai107-dau-cham-lung-va-dau-cham-phay-van7-4

Chú thích:

  • Câu có sử dụng dấu chấm phẩy: Đặc biệt, khi thưởng thức ca Huế, ta còn được ngắm nhìn những ca công trẻ ăn mặc theo đúng lễ nghĩa: nam áo the quần thụng, khăn xếp; nữ áo dài, khăn đóng, duyên dáng.
  • Câu có sử dụng dấu chấm lửng: Đọc"Ca Huế trên sông Hương" của Hà Ánh Minh đã mang đến cho ta một xứ Huế mộng mơ, nổi tiếng với các điệu hát vừa mang âm điệu giản dị, dân dã của ca nhạc dân gian lẫn âm nhạc cung đình Huế : hò khi đánh cá, hò lúc cấy cày, hò giã gạo, ru con; các điệu lý như lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam;…

Giáo viên biên soạn: Trần Thị Thùy Duyên

Đơn vị: Trường TH THCS THPT Lê Thánh Tông 

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Văn

Bài 103: Soạn bài Liệt kê