Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 7»2»Bài 103: Soạn bài Liệt kê

Bài 103: Soạn bài Liệt kê

Soạn bài Liệt kê Văn 7 bộ sách giáo khoa một cách đầy đủ, chi tiết, xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu.

Xem thêm

Luyện tập

Bài 1 (trang 106 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, để chứng minh cho luận điểm “Yêu nước là một truyền thống quý báu của ta”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê:

- Sức mạnh của tinh thần yêu nước: “nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

- Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua những tấm gương các anh hùng dân tộc: “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…”

- Sự đoàn kết, hiệp lực của mọi tầng lớp Việt Nam khi đánh Pháp: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, … ruộng cho Chính phủ”.

Bài 2 (trang 106 sgk ngữ văn 7 tập 2)

a. Phép liệt kê trong đoạn trích

- Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm

- Những cu li kéo xe tay phóng đi cật lực… hình chữ nhật.

b. Phép liệt kê thực hiện ở câu thơ thứ ba “Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung”.

Bài 3 (trang 106 sgk ngữ văn 7 tập 2)

- Giờ ra chơi ở trường em thật vui, thật náo nhiệt: nào nhảy dây, đá cầu, kéo co, nào bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bắn bi.

- Truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là một truyện ngắn hay. Truyện khắc họa thành công nhân vật Va-ren với bản chất gian ác, xảo trá, lố bịch đại diện cho bọn thực dân Pháp ở Đông Dương. Đồng thời, truyện còn ca ngợi vị anh hùng dân tộc Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.

- Phan Bội Châu - vị anh hùng dân tộc, ông là hình ảnh tượng trưng cho khí phách của người dân Việt Nam kiên cường, bất khuất, yêu nước nồng nàn.


Giáo viên biên soạn: Đoàn Thị Loan

Đơn vị: Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Văn

Bài 96: Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích
Bài 107: Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy