Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 7»2»Bài 81: Soạn bài Tìm hiểu chung về phép ...

Bài 81: Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Văn 7 bộ sách giáo khoa một cách đầy đủ, chi tiết, xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu

Xem thêm

Phần II. Luyện tập/ SGK Ngữ Văn tập 2 trang 43

Đọc bài văn “Không sợ sai lầm” của Hồng Diễm và trả lời câu hỏi:

bai-81-tim-hieu-chung-ve-phep-lap-luan-chung-minh-1

a)

*Bài văn nêu luận điểm: Không sợ sai lầm

* Những câu mang luận điểm đó:

  • Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
  • Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
  • Thất bại là mẹ của thành công.
  • Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Các luận cứ đã được sử dụng:

  • Các dẫn chứng trong đời thường về việc sợ thất bại thì sẽ không thể hoàn thành được mục tiêu của mình: Sợ sặc nước, sợ nói ngoại ngữ sai; dẫn chứng về việc khi thất bại thì biết rút kinh nghiệm, tìm phương hướng khác.
  • Các lí lẽ hiển nhiên: Không chịu mất thì cũng chẳng được gì; khó tránh được những sai lầm trên con đường bước vào tương lai; tiêu chuẩn đúng sai của mỗi người khác nhau; lời khuyên từ kinh nghiệm quý báu, đúc kết nhiều đời của ông bà tổ tiên trong tục ngữ; chỉ có người sáng suốt mới có thể làm chủ số phận của mình.

=> Những luận cứ này đều hiển nhiên, có sức thuyết phục cao.

c. Cách lập luận chứng minh của bài này khác với bài “Đừng sợ vấp ngã”:

  • Để chứng minh, trong bài “Đừng sợ vấp ngã”, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhiều dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu.
  • Trong bài “Không sợ sai lầm”, người viết sử dụng nhiều lí lẽ hơn và phân tích lí lẽ, không nêu dẫn chứng cụ thể.

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Văn

Bài 80: Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu
Bài 83: Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh