Table of Contents
Câu 1/ SGK Ngữ Văn tập 2 trang 39
a) Mùa xuân của tôi -mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh[…].
(Vũ Bằng)
Mùa xuân (của tôi): đóng vai trò là chủ ngữ (chủ ngữ là một cụm danh từ, mùa xuân là phần trung tâm của cụm danh từ).
Mùa xuân (Bắc Việt, của Hà Nội): đóng vai trò là bộ phận chú thích (thành phần phụ chú) trong câu, bổ sung làm rõ nghĩa cho chủ ngữ.
Mùa xuân (có mưa riêu riêu): đóng vai trò là bổ ngữ (vị ngữ là một cụm động từ, mùa xuân là phần phụ sau của cụm động từ.).
b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
TN - (Vũ Tú Nam)
c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
(Vũ Bằng)
Mùa xuân: đóng vai trò là bổ ngữ ở vế 2 trong câu ghép (vị ngữ ở vế 2 là một cụm động từ, mùa xuân là phần phụ sau của cụm động từ).
d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
Mùa xuân: là câu đặc biệt, không cấu tạo theo CN- VN.
Câu 2/ SGK Ngữ Văn tập 2 trang 40
a) Trạng ngữ trong các câu trên là:
- Như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết
- Khi đi qua những cánh đồng xanh
- Trong cái vỏ xanh kia
- Dưới ánh nắng
b. Trạng ngữ là: Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây
Câu 3/ SGK Ngữ Văn tập 2 trang 40
a) Phân loại các trạng ngữ vừa tìm được ở câu 2:
- Như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết: trạng ngữ cách thức.
- Khi đi qua những cánh đồng xanh: trạng ngữ chỉ thời gian.
- Trong cái vỏ xanh kia: trạng ngữ chỉ nơi chốn
- Dưới ánh nắng: trạng ngữ chỉ nơi chốn.
- Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây: trạng ngữ chỉ cách thức.
b) Các loại trạng ngữ khác mà em biết như trạng ngữ chỉ phương tiện, trạng ngữ chỉ nguyên nhân và trạng ngữ chỉ mục đích.
Ví dụ:
Bằng chiếc xe đạp cũ, mẹ vẫn miệt mài trên từng cây số, giao rau củ kiếm tiền mua từng mớ rau, con cá, nuôi con ăn học.
=> Bằng chiếc xe đạp cũ: trạng ngữ chỉ phương tiện.
Vì nghèo túng, lão Hạc đã phải cắn răng bán đi con chó Vàng yêu quý của con trai.
=> Vì nghèo túng: trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
Để nên người học giỏi, các em học sinh cần phải chăm chỉ làm bài, lắng nghe lời thầy cô dạy bảo.
=> Để nên người học giỏi: trạng ngữ chỉ mục đích.