Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 11»Hàm Số Lượng Giác Và Phương Trình Lượng ...»Tổng hợp kiến thức về hàm số y = sinx ch...

Tổng hợp kiến thức về hàm số y = sinx chi tiết, cực hay

(VOH Giáo Dục) - Hàm số lượng giác là phần quan trọng và hay bắt gặp trong các đề thi. Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu về định nghĩa hàm số y = sinx và các dạng bài tập thường gặp.

Xem thêm

Ở chương trình Học kỳ II Toán 10, các bạn đã biết một cách tổng quát về các giá trị lượng giác của một cung x gồm sinx, cosx, tanx, cotx và các công thức lượng giác để áp dụng giải các dạng bài tập. Trong chương trình Toán 11, các bạn sẽ nghiên cứu từng hàm số lượng giác một các cụ thể. Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu hàm số y = sinx.


1. Định nghĩa hàm số y = sinx

Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với sin của góc lượng giác có số đo radian bằng x được gọi là hàm số sin, kí hiệu là y = sinx.

2. Tập xác định và tập giá trị của hàm số y = sinx

+ Tập xác định của hàm số y = sinx là D =

+ Tập giá trị: - 1 ≤ sinx ≤ 1, kí hiệu T = [-1; 1]

3. Xét tính chẵn, lẻ và tính tuần hoàn của hàm số y = sinx

+ Hàm số y = sinx là hàm số lẻ do hàm số có tập xác định D =  là tập đối xứng và - sinx = - sinx

+ Hàm số y = sinx tuần hoàn với chu kì T = 2π

Chú ý: Hàm số y = sin(cx + d) tuần hoàn với chu kì T =

Cách nhớ: Ta lấy 2π chia cho trị tuyệt đối của hệ số đứng trước x

4. Sự biến thiên và đồ thị hàm số y = sinx

+ Hàm số y = sinx đồng biến trên mỗi khoảng

+ Hàm số y = sinx nghịch biến trên mỗi khoảng

+ Đồ thị là một đường hình sinbai-1-ham-so-luong-giac-3

+ Hàm số y = sinx là hàm lẻ nên đồ thị nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng

» Xem thêm: Hàm số y = cos x: Định nghĩa, tính chất & bài tập ứng dụng

5. Các bài tập ứng dụng về hàm số y = sinx

Câu 1: Hàm số y = có nghĩa khi:

A. 3sinx ≠ 0

B. 5 - 2 tanx ≠ 0

C. sinx ≠ 0

D. 3sinx ≠ 0 và cosx ≠ 0

ĐÁP ÁN

Phương pháp giải: Xét hàm số:

+ Nếu hàm số là hàm phân thức thì hàm số có nghĩa khi mẫu khác 0

+ Nếu hàm số là hàm căn thức thì hàm số có nghĩa khi biểu thức trong căn lớn hơn hoặc bằng 0

+ Nếu hàm số có chứa hàm tan(u(x)) thì hàm số có nghĩa khi cos(u(x)) ≠ 0

+ Nếu hàm số có chứa hàm cot(u(x)) thì hàm số có nghĩa khi sin(u(x)) ≠ 0

Giải

Hàm số trên có nghĩa khi 3sinx ≠ 0 và cosx ≠ 0

Chọn đáp án D.

Câu 2: Hàm số y = 3sin (-12x) tuần hoàn với chu kì:

A. T = 2π

B. T = - 26π

C. T =

D. T =

ĐÁP ÁN

Hướng dẫn giải: Áp dụng chú ý ở mục 3 phần I, hàm số y = sin(cx + d) tuần hoàn với chu kì T =

Giải

Hàm số y = = 3sin (-12x) tuần hoàn với chu kì: T =

Chọn đáp án C.

Câu 3: Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Hàm số y = sinx nghịch biến trên đoạn [0; π]

B. Hàm số y = sinx đồng biến trên đoạn [-π; π]

C. Hàm số y = sinx nghịch biến trên đoạn

D. Hàm số y = sinx đồng biến trên đoạn

ĐÁP ÁN

Ta có hàm số y = sinx đồng biến trên mỗi khoảng

cho k = 0 ta suy ra hàm số y = sinx đồng biến trên khoảng

 Chọn đáp án D.

Câu 4: Tìm điều kiện để hàm số có nghĩa và tập xác định của các hàm số sau:

a) y = sin(2x+1) - 5x

b) y = sin

c) y = sin

ĐÁP ÁN

Giải

 a) Tập xác định của hàm số D =

 b) Hàm số có nghĩa khi và chỉ khi 2x + 7 ≠ 0

⇔ 2x ≠ -7

⇔ x   ≠

Vậy tập xác định của hàm số là D =

 c) Hàm số có nghĩa khi và chỉ khi

 Vậy tập xác định của hàm số là D = (0; +∞)

Câu 5: Các hàm số sau là hàm số chẵn, hàm số lẻ hay hàm không chẵn không lẻ:

a) y = sin|x|

b) y = 3sin(5x) - 27

c) y = |sinx| + x

d) y = sin(8x) - 3x

ĐÁP ÁN

a) Tập xác định: D =  

⇒ Tập D là tập đối xứng

f(-x) = sin|-x| = sin|x| = f(x)

Vậy hàm số y = sin|x| là hàm số chẵn

b) Tập xác định: D =  

⇒ Tập D là tập đối xứng

f(-x) = 3sin(-5x) - 27 = -3sin(5x) -27 ≠ f(x)

Vậy hàm số y = 3sin(5x) - 27 là hàm số không chẵn, không lẻ

c) Tập xác định: D = 

⇒ Tập D là tập đối xứng

f(-x) = |sin(-x)| + (-x) = |sin(x)| - x ≠ f(x)

Vậy hàm số y = |sinx| + x là hàm số không chẵn, không lẻ

d) Tập xác định: D =

⇒ Tập D là tập đối xứng

f(-x) = sin(-8x) - 3(-x) = - sin(8x) + 3x = - [ sin(8x) - 3x] = - f(x)

Vậy hàm số y = sin(8x) - 3x là hàm số lẻ

Câu 6: Tìm chu kì tuần hoàn của các hàm số sau:

a) y = sin(7x+3π)

b) y = sinx + sin(2x)

c) y = - sin

d) y = 3sin(4x+5) + 2

ĐÁP ÁN

+ Hàm số y = sin(cx + d) tuần hoàn với chu kì T = 

+ Hàm số y = f(x) tuần hoàn với chu kì T', hàm số y = g(x) tuần hoàn với chu kì T"

⇒ Hàm số y = f(x) ± g(x) tuần hoàn với chu kì T = BCNN( T', T")

a) Hàm số y = sin(7x+3π) tuần hoàn với chu kì T =

b) Ta có hàm số y = sinx tuần hoàn với chu kì T' = 2π, hàm số y = sin(2x) tuần hoàn với chu kì T" = π

⇒ Hàm số y = sinx + sin(2x) tuần hoàn với chu kì T = BCNN(2π, π) = 2π

c) Hàm số y = - sintuần hoàn với chu kì T =

d) Hàm số y = 3sin(4x+5) + 2 tuần hoàn với chu kì T =

Câu 7: Tìm GTLN, GTNN của các hàm số sau:

a) y = 2022sin(8x +

b) y = sin2x - sinx + 2

ĐÁP ÁN

Ta có các bước giải quyết bài toán như sau:

Bước 1: Chỉ ra f(x) ≤  M, ∀x ∈ D

Bước 2: Chỉ ra x0 ∈ D sao cho f(x0) = M

Bước 3: Kết luận:

Tương tự với giá trị nhỏ nhất của hàm số.

Giải

a) Hàm số xác định trên

Ta có      -1 ≤ sin(8x + ≤ 1

⇔ -2022 ≤ 2022 sin(8x + ≤ 2022

⇔ -2022 ≤ y ≤ 2022

Ta có y = -2022 khi sin(8x + = -1; y = 2022 khi sin(8x + = 1

Vậy min y = -2022; max y = 2022

b) Đặt sinx = u; u ∈ [-1; 1]

Xét hàm số y = u2 - u + 2 trên [-1; 1].

Ta có: ∈ [-1; 1]. Từ đây có bảng biến thiên

bai 1-ham-so-luong-giac-hinh13

Kết luận:

⇔ u =

  ⇔ u = -1

hay miny = ⇔ sinx = và maxy = 4 ⇔ sinx = -1

Qua chủ đề hàm số y = sinx tổng hợp kiến thức và các dạng bài tập thường xuyên gặp trong các bài kiểm tra 15', bài kiểm tra giữa kỳ, học kỳ nêu trên. VOH Giáo Dục hy vọng các bạn nắm vững kiến thức để đạt những con điểm tốt. Qua đó, các bạn cũng nắm được một số công thức tính nhanh và rút ra được những lỗi dễ mắc phải cho riêng mình để tránh những câu sai không đáng có. Chúc các bạn học tốt!


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Trang Nguyễn

Chuyên đề hàm số lượng giác & các dạng toán trọng tâm
Hàm số y = cos x: Định nghĩa, tính chất & bài tập ứng dụng