Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 11»Hàm Số Lượng Giác Và Phương Trình Lượng ...»Phương trình đẳng cấp bậc 2 và bậc 3 đối...

Phương trình đẳng cấp bậc 2 và bậc 3 đối với sin và cos

(VOH Giáo Dục) - Phương trình đẳng cấp là gì? Bài viết sẽ trình bày dạng phương trình đưa về dạng phương trình bậc 2 và bậc 3 đối với một hàm số lượng giác đã học, đó là: Phương trình đẳng cấp bậc 2 và bậc 3 đối với sin và cos.

Xem thêm

Trong các chuyên đề trước, chúng ta đã được học về các dạng phương trình lượng giác như phương trình bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác, phương trình bậc nhất đối với sinx và cosx. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục cùng VOH Giáo Dục tìm hiểu về một dạng phương trình mới, một dạng phương trình đưa về dạng phương trình bậc 2 và bậc 3 đối với một hàm số lượng giác đã học, đó là: Phương trình đẳng cấp bậc 2 và bậc 3 đối với sin x và cos x.


1. Phương trình đẳng cấp bậc 2

Phương trình đẳng cấp bậc 2 là phương trình lượng giác mà khi ta giải ta có thể đưa nó về dạng phương trình bậc 2 đối với một hàm số lượng giác đã học.

Phương trình đẳng cấp bậc 2 có dạng như sau:

m.sin2x + n.sin x.cos x + p.cos2x = q,     (*)

với m và p không đồng thời bằng 0.

* Phương pháp giải:

Để giải phương trình (*) ta có thể thực hiện một trong hai cách sau:

Cách 1. Ta chia thành 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1:  Với cos x = 0, áp dụng công thức sin2x + cos2x = 1, ta suy ra sin2x = 1. Khi đó phương trình (*) trở thành: m = q.

Trường hợp 2:  Với . Ta chia cả 2 vế của phương trình (*) cho cos2x, khi đó phương trình (*) trở thành: m.tan2x + n.tan x + p = q.(1 + tan2x).

Cách 2. Ta áp dụng các công thức hạ bậc đã học, đó là: để biến đổi phương trình (*) trở thành:

n.sin 2x + (p – m).cos 2x = 2q – m – n (đây chính là phương trình bậc nhât đối với sinx và cosx đã học).

Ví dụ 1: Em hãy giải phương trình sau đây: 7sin2x – 10sin x.cos x + 11cos2x = 4.  (*)

Lời giải

Trường hợp 1:  Với , ta suy ra sin2x = 1. Khi đó phương trình (*) trở thành: 7 = 4 (vô lý).

Do đó, không phải là nghiệm của PT (*).

Trường hợp 2:  Với . Ta chia cả 2 vế của phương trình (*) cho cos2x, khi đó phương trình (*) trở thành: 7tan2x – 10tan x + 11 = 4.(1 + tan2x),

hay 3tan2x – 10tan x + 7 = 0


Vậy phương trình (*) có nghiệm là .

2. Phương trình đẳng cấp bậc 3

Phương trình đẳng cấp bậc 3 là phương trình lượng giác mà khi ta giải ta có thể đưa nó về dạng phương trình bậc 3 đối với một hàm số lượng giác đã học.

Phương trình đẳng cấp bậc 3 có dạng như sau:

m.sin3x + n.cos3x + p.sin2x.cos x + q.sin x.cos2x + u.sinx + v.cosx = 0.      (**)

* Phương pháp giải:

Để giải phương trình (**) ta chia thành 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1:  Với , áp dụng công thức sin2x + cos2x = 1, ta suy ra sin2x = 1. Khi đó phương trình (**) trở thành: m.sin x + u.sin x = 0 hay (m + u).sin x = 0.

Trường hợp 2:  Với . Ta chia cả 2 vế của phương trình (**) cho cos3x, khi đó phương trình (**) trở thành:

m.tan3x + n + p.tan2x + q.tan x + u.tan x.(1 + tan2x) + v.(1 + tan2x) = 0,

hay    (m + u).tan3x + (p + v).tan2x + u.tan x + n + v = 0.

Ví dụ 2: Em hãy giải phương trình sau đây: 4cos3x + 5sin2x.cos x – 9sin x.cos2x = 0. (**)

Lời giải

Trường hợp 1:  Với , khi đó phương trình (**) trở thành: 0 = 0 (luôn đúng).

Do đó, là nghiệm của PT (**).

Trường hợp 2:  Với . Ta chia cả 2 vế của phương trình (**) cho cos3x. Khi đó, phương trình (**) trở thành: 4 + 5tan2x – 9tan x = 0,

hay 5tan2x – 9tan x + 4 = 0


Vậy phương trình (**) có nghiệm là .

3. Một số bài tập phương trình đẳng cấp

Bài 1. Em hãy giải phương trình sau đây: 6sin2x – 19sin x.cos x – 3cos2x = 2.  (1)

ĐÁP ÁN

Trường hợp 1:  Với , ta suy ra sin2x = 1. Khi đó phương trình (1) trở thành: 6 = 2 (vô lý).

Do đó, không phải là nghiệm của PT (1).

Trường hợp 2:  Với . Ta chia cả 2 vế của phương trình (1) cho cos2x, khi đó phương trình (1) trở thành: 6tan2x – 19tan x – 3 = 2.(1 + tan2x),

hay 4tan2x – 19tan x – 5 = 0


Vậy phương trình (1) có nghiệm là .

Bài 2. Em hãy giải phương trình sau đây: 8sin2 3x + 4sin 3x.cos 3x + cos2 3x = 5.  (2)

ĐÁP ÁN

Trường hợp 1:  Với , ta suy ra sin23x = 1. Khi đó phương trình (2) trở thành: 8 = 5 (vô lý).

Do đó, không phải là nghiệm của PT (2).

Trường hợp 2:  Với . Ta chia cả 2 vế của phương trình (2) cho cos23x, khi đó phương trình (2) trở thành: 8tan2 3x + 4tan 3x + 1 = 5.(1 + tan23x),

hay 3tan23x + 4tan 3x – 4 = 0


Vậy phương trình (2) có nghiệm là .

Bài 3. Em hãy giải phương trình sau đây: 3sin4x – 4sin2x.cos2x + cos4x = 0.  (3)

ĐÁP ÁN

Trường hợp 1:  Với , ta suy ra sin2x = 1 hay sin4x = 1. Khi đó phương trình (3) trở thành: 3 = 0 (vô lý).

Do đó, không phải là nghiệm của PT (3).

Trường hợp 2:  Với . Ta chia cả 2 vế của phương trình (3) cho cos4x, khi đó phương trình (3) trở thành:

3tan4x – 4tan2x + 1 = 0


Vậy phương trình (3) có nghiệm là .

Bài 4. Em hãy giải phương trình sau đây: 3sin3x + sin 2x.sin x + 3sin x.cos2x + 2cos x = 0. (4)

ĐÁP ÁN

Phương trình (4) tương đương 3sin3x + 2sin2x.cos x + 3sin x.cos2x + 2cos x = 0. (4’)

Trường hợp 1:  Với , ta suy ra sin2x = 1. Khi đó phương trình (4’) trở thành: sin x = 0 (mâu thuẫn với sin2x = 1).

Do đó, không phải là nghiệm của PT (4).

Trường hợp 2:  Với . Ta chia cả 2 vế của phương trình (4’) cho cos3x. Khi đó, phương trình (4’) trở thành: 3tan3x + 2tan2x + 3tan x + 2.(1 + tan2x) = 0,

hay 3tan3x + 4tan2x + 3tan x + 2 = 0

.

Vậy phương trình (4) có nghiệm là .

Bài 5. Em hãy giải phương trình sau đây: 4cos3x + 3cos x = sin3x – sin x. (5)

ĐÁP ÁN

Trường hợp 1:  Với , ta suy ra sin2x = 1. Khi đó phương trình (5) trở thành: 0 = 0 (luôn đúng).

Do đó, là nghiệm của PT (5).

Trường hợp 2:  Với . Ta chia cả 2 vế của phương trình (5) cho cos3x. Khi đó, phương trình (5) trở thành: 4 + 3.(1 + tan2x) = tan3x – tan x.( 1 + tan2x),

hay 3tan2x + tan x + 7 = 0 (phương trình vô nghiệm).

Vậy phương trình (5) có nghiệm là .

Kết luận: Bài viết này cung cấp cho các em đầy đủ phương pháp giải và các ví dụ minh họa cụ thể cũng như bài tập áp dụng phong phú, giúp các em nắm thật chắc kiến thức về dạng phương trình đẳng cấp bậc hai và bậc ba đối với sin và cos này. Mong rằng, các bạn sẽ nắm rõ các phương pháp giải của dạng phương trình này, kết hợp làm nhuần nhuyễn các dạng bài tập liên quan.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Hoài Nguyễn

Phương trình bậc nhất đối với hàm số lượng giác chi tiết, đầy đủ
Phương pháp giải phương trình bậc nhất đối với sin và cos cực hay