Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 9»Hàm Số y = ax^2 (a ≠ 0). Phương Trình Bậ...»Phương trình trùng phương là gì? Cách gi...

Phương trình trùng phương là gì? Cách giải phương trình trùng phương

Phương trình trùng phương là một dạng phương trình thường gặp trong chương trình toán THCS. Vậу cách giải phương trình trùng phương (aх4 + bх2 + c = 0) cụ thể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay.

Xem thêm

Ở những bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về phương trình bậc hai một ẩn và cách giải phương trình. Đối với những phương trình chưa có dạng phương trình bậc hai, chúng ta sẽ tìm cách đưa nó về dạng phương trình bậc hai rồi giải. Một trong những phương trình đó, là phương trình trùng phương. Vậy thế nào là phương trình trùng phương? Cách giải phương trình trùng phương ra sao? Công thức phương trình trùng phương là gì?... Cùng tham khảo ở bài viết này nhé!

1. Phương trình trùng phương là gì? Có dạng như thế nào?

Phương trình trùng phương là phương trình có dạng: ax4 + bx2 + c =0 ( a 0)

Cách giải phương trình trùng phương: Đặt ẩn phụ t = x2 ( t   0 ) để đưa phương trình về dạng phương trình bậc hai:

at2 + bt + c = 0 ( a 0)

2. Các dạng bài tập về phương trình trùng phương lớp 9

2.1. Dạng 1: Giải phương trình trùng phương

*Phương pháp giải: Xét phương trình trùng phương:  ax4 + bx2 + c =0 ( a 0)

  • Bước 1: Đặt  t = x2 ( t   0 ) ta được phương trình bậc hai: at2 + bt + c = 0 ( a 0)
  • Bước 2: Giải phương trình bậc hai ẩn t thỏa mãn điều kiện
  • Bước 3: Thay t = x2 , từ đó tìm được nghiệm của phương trình đã cho
  • Bước 4: Kết luận.

Bài 1: Giải các phương trình trùng phương sau:

a) x4 - 4x2 + 3 = 0

b) -2x4 - 7x2 + 9 = 0

c) x4 + 6x2 + 9 = 0

ĐÁP ÁN

  a) x4 - 4x2 + 3 = 0

Đặt  t = x2 ( t   0 ) ta được phương trình bậc hai :

t2 - 4t + 3 = 0

Ta có:  = b2 - 4ac = (-4)2 - 4.1.3 = 4 > 0

suy ra phương trình có hai nghiệm phân biệt:

t1 =  = 3 ( thỏa mãn)

t2 =  = 1 ( thỏa mãn)

Với t = t1 = 3  x2 = 3  x =  hoặc x = -  

Với t = t2 = 1  x2 = 1  x = 1 hoặc x = - 1

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S =  .

b) -2x4 - 7x2 + 9 = 0

Đặt  t = x2 ( t   0 ) ta được phương trình bậc hai :

-2t2 - 7t + 9 = 0

Ta có:  = b2 - 4ac = (-7)2 - 4.(-2).9 = 121 > 0

suy ra phương trình có hai nghiệm phân biệt:

t1 =  ( không thỏa mãn)

t2 =  = 1 ( thỏa mãn)

Với t = t2 = 1  x2 = 1  x = 1 hoặc x = - 1

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S =  

c) x4 + 6x2 + 9 = 0

Đặt  t = x2 ( t   0 ) ta được phương trình bậc hai :

t2 + 6t + 9 = 0

Ta có:  = b2 - 4ac = 62 - 4.1.9 = 0

Suy ra phương trình có nghiệm kép:

t1 = t2 =  = -3 < 0

Vậy phương trình vô nghiệm.

Bài 2: Giải các phương trình trùng phương sau:

a) (x + 1)4 + 2(x + 1)2 - 3 = 0

b) (x - 1)4 + (x - 1)2 - 20 = 0

ĐÁP ÁN

 a) (x + 1)4 + 2(x + 1)2 - 3 = 0

Đặt  t = (x + 1)2 ( t   0 ) ta được phương trình bậc hai :

t2 + 2t - 3 = 0

Ta có:  = b2 - 4ac = 22 - 4.1.(-3) = 16 > 0

suy ra phương trình có hai nghiệm phân biệt:

t1 =  = 1 ( thỏa mãn)

t2 =   = -3 ( không thỏa mãn)

Với t = t1 = 1  (x + 1)2 = 1  x + 1 = 1 hoặc x + 1 = - 1  x = 0 hoặc x = -2

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S =  

b) (x - 1)4 + (x - 1)2 - 20 = 0

Đặt  t = (x - 1)2 ( t   0 ) ta được phương trình bậc hai :

t2 + t - 20 = 0

Ta có:  = b2 - 4ac = 12 - 4.1.(-20) = 81 > 0

suy ra phương trình có hai nghiệm phân biệt:

t1 =  = 4 ( thỏa mãn)

t2 =  = -5 ( không thoả mãn)

Với t = t1 = 4   (x - 1)2 = 4  x - 1 = 2 hoặc x - 1 = - 2  x = 3 hoặc x = -1

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S =  

2.2. Dạng 2: Tìm m thỏa mãn điều kiện cho trước trong phương trình trùng phương

*Phương pháp giải: 

Cho phương trình trùng phương: ax4 + bx2 + c = 0 (a ≠ 0)    (1)

Đặt t = x2 (t ≥ 0), khi đó phương trình (1) trở thành: at2 + bt + c = 0 (2)

+ Để phương trình (1) vô nghiệm thì phương trình (2) vô nghiệm hoặc có nghiệm âm

+ Để phương trình (1) có 1 nghiệm thì phương trình (2) có nghiệm kép t = 0 hoặc có 1 nghiệm âm và 1 nghiệm bằng 0

+ Để phương trình (1) có 2 nghiệm thì phương trình (2) có nghiệm kép dương hoặc có 2 nghiệm trái dấu

+ Để phương trình (1) có 3 nghiệm thì phương trình (2) có 1 nghiệm bằng 0 và 1 nghiệm dương

+ Để phương trình (1) có 4 nghiệm thì phương trình (2) có 2 nghiệm dương phân biệt

Bài 1: Cho phương trình: x4 - (2m + 1)x2 - m = 0 (1) (m là tham số). Tìm giá trị của m để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt.

ĐÁP ÁN

Đặt  t = x2 ( t   0 ) ta được phương trình bậc hai :

t2 - (2m + 1) t - m = 0 (2)

Để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt thì phương trình (2) có hai nghiệm trái dấu hoặc có nghiệm kép dương.

  • Trường hợp 1: Phương trình (2) có hai nghiệm trái dấu

Khi đó: a . c < 0  1. (-m) < 0  -m < 0  m > 0

  • Trường hợp 2: Phương trình (2) có nghiệm kép dương

Khi đó:  = b2 - 4ac = [-(2m + 1)]2- 4.1.(-m) = 4m2 + 4m + 1 + 4m2 = 8m2 + 4m + 1 = 0

Phương trình vô nghiệm 

Vậy m > 0 thì phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt.

Bài 2: Cho phương trình: x4 – 2(m + 4)x2 + m2 = 0 (1) (m là tham số). Tìm giá trị của m để phương trình (1) có một nghiệm

ĐÁP ÁN

Đặt t = x2 ( t   0 ), khi đó phương trình (1) trở thành:  t2 – 2(m + 4)t + m2 = 0 (2) 

Để phương trình (1) có 1 nghiệm thì phương trình (2) có nghiệm kép t = 0 hoặc có 1 nghiệm âm và 1 nghiệm bằng 0

Vì t = 0 là nghiệm của phương trình (2) nên thay t = 0 vào (2) ta được:

m2 = 0 ⇔ m = 0

Với m = 0 thì phương trình (2) có dạng:  

t2 - 8t = 0  t = 0 hoặc t = 8

Suy ra m = 0 không thỏa mãn

Vậy không có giá trị nào của m để phương trình (1) có 1 nghiệm.

Bài 3: Tìm giá trị của m để phương trình (m + 1)x4 + 2(m – 2)x2 + m + 2 = 0 (1) vô nghiệm.

ĐÁP ÁN

Nếu m + 1 = 0  m = -1

Khi đó, phương trình (1) có dạng:

-6x2 + 1 = 0  x2 =   x =  hoặc x = -  

Do đó m = -1 không thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Nếu m + 1  0   m -1

Đặt t = x2 ( t   0 ), khi đó phương trình (1) trở thành:  (m +1)t2 + 2(m - 2)t + m + 2 = 0 (2) 

Để phương trình (1) vô nghiệm thì phương trình (2) vô nghiệm hoặc có hai nghiệm âm.

Trường hợp 1: Phương trình (2) vô nghiệm

Khi đó:  ' = b'2 - ac = (m - 2)2 - ( m + 1). ( m + 2) = m2 - 4m + 4 - m2 - 3m - 2 = -7m + 2 < 0

 m >  

Trường hợp 2: Phương trình (2) có hai nghiệm âm

Khi đó:  

    m < -2.

Vậy m < -2 thì phương trình (1) vô nghiệm.

Trên đây là các dạng toán liên quan đến phương trình trùng phương, hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu và vận dụng tốt để giải các bài toán tương tự. Chúc các bạn học tập tốt.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Xuân

Cách nhẩm nghiệm phương trình bậc 2 đơn giản và nhanh chóng
Các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu đơn giản & hiệu quả