Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 9»Hàm Số y = ax^2 (a ≠ 0). Phương Trình Bậ...»Hàm số y=ax^2: Định nghĩa, tính chất và ...

Hàm số y=ax^2: Định nghĩa, tính chất và cách biểu diễn đồ thị

Hàm số y=ax^2 là một hàm số bậc hai quan trọng trong toán học. Nó được định nghĩa bởi một đa thức bậc hai với hệ số a là hằng số và x là biến số. Hàm số này có nhiều tính chất đặc biệt và đồ thị có hình dáng đặc trưng.

Xem thêm

Hàm số y = ax2 hay còn gọi là hàm số bậc hai là một điểm kiến thức cơ bản và quan trọng trong vô số kiến thức về hàm số. Vậy hàm số y = ax2 là gì, các tính chất của hàm số đó ra sao và đồ thị của hàm số đó có dạng như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sao đây nhé!


1. Định nghĩa hàm số y=ax^2

Hàm số y = ax2, là một dạng của hàm số bậc hai, là hàm số có dạng như sau:

Một số ví dụ về hàm số y = ax2.

Ví dụ 1: là hàm số bậc hai với a = 2

Ví dụ 2: là hàm số bậc hai với a = -1

Ví dụ 3: là hàm số bậc hai với a = 3

Nhận xét: 

- Khi a > 0, y > 0 với mọi x khác 0. Hàm số đạt giá trị nhỏ nhất tại x = 0, y = 0.

- Khi a < 0, y < 0 với mọi x khác 0. Hàm số đạt giá trị lớn nhất tại x = 0, y = 0.

2. Tính chất của hàm số y=ax^2

- Khi a>0, x>0, hàm số đồng biến (khi x tăng, giá trị của hàm số y luôn tăng).

- Khi a>0, x<0, hàm số nghịch biến (khi x tăng, giá trị của hàm số y luôn giảm).

- Khi a<0, x>0, hàm số nghịch biến (khi x tăng, giá trị của hàm số y luôn giảm).

- Khi a<0, x<0, hàm số đồng biến (khi x tăng, giá trị của hàm số y luôn tăng).

Cùng tìm hiểu về sự đồng biến, nghịch biến của hàm số y = ax2 thông qua các ví dụ sau:

Ví dụ 1: Cho hàm số 

Ta có a = 5 > 0.

Khi x>0, ta có bảng giá trị sau:

x12345
5204580125

Nhận xét: Khi x tăng thì giá trị của hàm số là y cũng tăng theo, vậy ta nói khi x>0, hàm số này đồng biến.

Khi x<0, ta có bảng giá trị sau:

x-5-4-3-2-1
1258045205

Nhận xét: Khi x tăng thì giá trị của hàm số y lại giảm dần, vậy ta nói khi x<0, hàm số này nghịch biến.

Ví dụ 2: Cho hàm số

Ta có a = -2 < 0.

Khi x>0, ta có bảng giá trị sau:

x12345
-2-8-18-32-50

Nhận xét: Khi x tăng thì giá trị của hàm số là y lại giảm dần, vậy ta nói khi x>0, hàm số này nghịch biến.

Khi x<0, ta có bảng giá trị sau:

x-5-4-3-2-1
-50-32-18-8-2

Nhận xét: Khi x tăng thì giá trị của hàm số y cũng tăng, vậy ta nói khi x<0, hàm số này đồng biến.

Ví dụ 3: Cho hàm số

Ta có a = 3 > 0.

Khi x>0, ta có bảng giá trị sau:

x12345
312274875

Nhận xét: Khi x tăng thì giá trị của hàm số là y cũng tăng theo, vậy ta nói khi x>0, hàm số này đồng biến.

Khi x<0, ta có bảng giá trị sau:

x-5-4-3-2-1
754827123

Nhận xét: Khi x tăng thì giá trị của hàm số y lại giảm dần, vậy ta nói khi x<0, hàm số này nghịch biến.

Ví dụ 4: Cho hàm số

Ta có a = -1 < 0.

Khi x>0, ta có bảng giá trị sau:

x12345
-1-4-9-16-25

Nhận xét: Khi x tăng thì giá trị của hàm số là y lại giảm dần, vậy ta nói khi x>0, hàm số này nghịch biến.

Khi x<0, ta có bảng giá trị sau:

x-5-4-3-2-1
-25-16-9-4-1

Nhận xét: Khi x tăng thì giá trị của hàm số y cũng tăng, vậy ta nói khi x<0, hàm số này đồng biến.

3. Đồ thị của hàm số y=ax^2

Hàm số y = ax2 có đồ thị là một đường parabol đi qua gốc tọa độ O, nhận trục tung Oy là trục đối xứng.

Nhận xét:

- Khi a > 0, đồ thị nằm trên trục hoành Ox.

- Khi a < 0, đồ thị nằm dưới trục hoành Ox.

Một số ví dụ về đồ thị của hàm số y = ax2.

Ví dụ 1: Hàm số có đồ thị như hình dưới đây

ham-so-y-=-ax2-dinh-nghia-tinh-chat-va-do-thi-cua-ham-so-01

Ví dụ 2: Hàm số có đồ thị như hình dưới đây

ham-so-y-=-ax2-dinh-nghia-tinh-chat-va-do-thi-cua-ham-so-02

Ví dụ 3: Hàm số có đồ thị như hình dưới đây

ham-so-y-=-ax2-dinh-nghia-tinh-chat-va-do-thi-cua-ham-so-03

Ví dụ 4: Hàm số có đồ thị như hình dưới đây

ham-so-y-=-ax2-dinh-nghia-tinh-chat-va-do-thi-cua-ham-so-05

4. Cách vẽ đồ thị hàm số y=ax^2

  • Bước 1: Tính giá trị hàm số tại một số điểm (thường chọn những điểm đối nhau qua số 0)
  • Bước 2: Chấm những điểm vừa tìm được lên mặt phẳng tọa độ
  • Bước 3: Nối những điểm vừa chấm theo đường cong parapol

Chúng ta cùng xem các ví dụ dưới đây để học cách vẽ đồ thị hàm số y = ax2.

• Ví dụ 1: Vẽ đồ thị hàm số

Bước 1: Tính giá trị hàm số tại các điểm x = -2, -1, 0, 1, 2

x-2-1012
1230312

Bước 2: Chấm những điểm vừa tìm được lên mặt phẳng tọa độ

ham-so-y-=-ax2-dinh-nghia-tinh-chat-va-do-thi-cua-ham-so-06

Bước 3: Nối những điểm vừa chấm theo đường cong parapol.

ham-so-y-=-ax2-dinh-nghia-tinh-chat-va-do-thi-cua-ham-so-07

• Ví dụ 2: Vẽ đồ thị hàm số

Bước 1: Tính giá trị hàm số tại các điểm x = -2, -1, 0, 1, 2

x-2-1012
-10-1

Bước 2: Chấm những điểm vừa tìm được lên mặt phẳng tọa độ

ham-so-y-=-ax2-dinh-nghia-tinh-chat-va-do-thi-cua-ham-so-17

Bước 3: Nối những điểm vừa chấm theo đường cong parapol

ham-so-y-=-ax2-dinh-nghia-tinh-chat-va-do-thi-cua-ham-so-16

• Ví dụ 3: Vẽ đồ thị hàm số

Bước 1: Tính giá trị hàm số tại các điểm x = -2, -1, 0, 1, 2

x-2-1012
101

Bước 2: Chấm những điểm vừa tìm được lên mặt phẳng tọa độ

ham-so-y-=-ax2-dinh-nghia-tinh-chat-va-do-thi-cua-ham-so-08

Bước 3: Nối những điểm vừa chấm theo đường cong parapol

ham-so-y-=-ax2-dinh-nghia-tinh-chat-va-do-thi-cua-ham-so-09

5. Bài tập áp dụng hàm số y=ax^2

Bài 1: Giả sử đoạn đường từ nhà đến trường của một bạn học sinh được biểu diễn theo hàm số (m). Trong đó:

a là gia tốc (), t là thời gian (s).

Biết rằng trong vòng 900 giây, bạn học sinh đạp xe được 4km. Hỏi trong vòng 20 phút, bạn học sinh có đến được trường không? Biết từ nhà đến trường dài 6km.

ĐÁP ÁN

Đầu tiên, ta đổi các số đã cho về đơn vị chuẩn:

= 900s 

= 4km = 4000m

= 20' = 1200s

s (quãng đường từ nhà đến trường) = 6km = 6000

= ?

Theo đề bài, ta có:


Thay số vào, ta được:


Vậy ta được gia tốc a = ()

Lại có:


Thay số vào, ta được:


Vậy ta được = 7111m > s = 6000m, suy ra trong vòng 20 phút, bạn học sinh có thể đến được trường.

Bài 2: Vẽ đồ thị của các hàm số sau

a.

b.

ĐÁP ÁN

a.

Áp dụng các bước vẽ đồ thị vừa học:

Bước 1: Tính giá trị hàm số tại các điểm x = -2, -1, 0, 1, 2

x-2-1012
82028

Bước 2: Chấm những điểm vừa tìm được lên mặt phẳng tọa độ

ham-so-y-=-ax2-dinh-nghia-tinh-chat-va-do-thi-cua-ham-so-12

Bước 3: Nối những điểm vừa chấm theo đường cong parapol

ham-so-y-=-ax2-dinh-nghia-tinh-chat-va-do-thi-cua-ham-so-13

b. 

Áp dụng các bước vẽ đồ thị vừa học

Bước 1: Tính giá trị hàm số tại các điểm x = -2, -1, 0, 1, 2

x-2-1012
-4-10-1-4

Bước 2: Chấm những điểm vừa tìm được lên mặt phẳng tọa độ

ham-so-y-=-ax2-dinh-nghia-tinh-chat-va-do-thi-cua-ham-so-10

Bước 3: Nối những điểm vừa chấm theo đường cong parapol

ham-so-y-=-ax2-dinh-nghia-tinh-chat-va-do-thi-cua-ham-so-11


Bài 3: Tìm giao điểm của hai đồ thị ở bài 2 mà không sử dụng hình vẽ

ĐÁP ÁN

Giao điểm của hai đồ thị được tính như sau:


Thay x = 0 vào hàm số, ta được:


hoặc


Vậy giao điểm của hai đồ thị là điểm O(0;0)

Bài 4: Cho đồ thị hàm số bậc 2 như hình bên. Hãy:

ham-so-y-=-ax2-dinh-nghia-tinh-chat-va-do-thi-cua-ham-so-15

a. Tìm hệ số a của đồ thị

b. Điểm A(-6;-12) có thuộc đồ thị hay không

ĐÁP ÁN

a.

Đồ thị của hàm số có dạng y=ax2

Vì đồ thị của hàm số đi qua điểm (-3,-3) nên ta có:



b.

Ta có hàm số

Thay giá trị x = -6 vào hàm số, ta được:


Vậy suy ra điểm A(-6;-12) thuộc đồ thị hàm số

Bài 5: Cho đồ thị hàm số y = ax2 như hình bên. Hãy:

ham-so-y-=-ax2-dinh-nghia-tinh-chat-va-do-thi-cua-ham-so-13

a. Tìm hệ số a của đồ thị

b. Cho điểm B(5,b) thuộc đồ thị, tìm b

ĐÁP ÁN

a.

Đồ thị của hàm số có dạng y=ax2

Vì đồ thị của hàm số đi qua điểm (2,6) nên ta có:


b.

Ta có hàm số .

Vì điểm B(5,b) thuộc đồ thị nên ta thay tọa độ điểm B vào hàm số, ta được:


Vậy b =

Vậy là ta vừa tìm hiểu xong về hàm số y = ax2 cũng như các định nghĩa, tính chất và đồ thị của nó. Hy vọng những kiến thức cung cấp trong bài viết sẽ giúp các bạn học tốt các bài học tiếp theo!


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Nhật Nhi

Hàm số y = ax^2 đồng biến khi nào: Công thức và ví dụ minh họa