Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 7»Quan Hệ Giữa Các Yếu Tố Trong Tam Giác. ...»Bài 2: Quan Hệ Giữa Đường Vuông Góc Và Đ...

Bài 2: Quan Hệ Giữa Đường Vuông Góc Và Đường Xiên, Đường Xiên Và Hình Chiếu

Lý thuyết Bài Quan Hệ Giữa Đường Vuông Góc Và Đường Xiên, Đường Xiên Và Hình Chiếu môn Toán 7 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Khái niệm đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu của đường xiên

Quan sát hình sau:
  bai-2-quan-he-giua-duong-vuong-goc-va-duong-xien-duong-xien-va-hinh-chieu-2
• Đoạn thẳng AH gọi là đoạn vuông góc hay đường vuông góc kẻ từ điểm A đến đường thẳng d.

• Điểm H gọi là chân của đường vuông góc hay hình chiếu của điểm A trên đường thẳng d.

• Đoạn thẳng AB gọi là một đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng d.

• Đoạn thẳng HB gọi là hình chiếu của đường xiên AB trên đường thẳng d.                                                                                       

(SGK, trang 57)

II. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên

Nhận xét:

Qua một điểm nằm bên ngoài đường thẳng ta chỉ vẽ đường duy nhất một đường vuông góc nhưng vẽ được vô số đường xiên đến đường thẳng d

Định lí 1:

Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất. (SGK, trang 58)
  bai-2-quan-he-giua-duong-vuong-goc-va-duong-xien-duong-xien-va-hinh-chieu-7

Chú ý: Độ dài đường vuông góc AH gọi là khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng d. (SGK, trang 58)


III. Các đường xiên và hình chiếu của chúng

Định lí 2:

Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó:

a) Đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn ;

b) Đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn ;

c) Nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau, và ngược lại, nếu hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau. (SGK, trang 59)

bai-2-quan-he-giua-duong-vuong-goc-va-duong-xien-duong-xien-va-hinh-chieu-4
      + Nếu HB > HC thì AB > AC
      + Nếu AB > AC thì HB > HC
      + Nếu HB = HC thì AB = AC và ngược lại nếu AB = AC thì HB = HC.

IV. Bài tập luyện tập quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu của trường Nguyễn Khuyến

Bài 1. Cho tam giác MIN có MI > MN. Lấy điểm E trên đường cao MH của tam giác MIN. Hãy so sánh:

a) và  

b) HI và HN

c) và  

ĐÁP ÁN

bai-2-quan-he-giua-duong-vuong-goc-va-duong-xien-duong-xien-va-hinh-chieu-7 (2)

a) Tam giác MIN có MI > MN (giả thiết)
Vậy > (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác)
b) Ta có:
HI là hình chiếu của đường xiên MI trên cạnh IN.
HN là hình chiếu của đường xiên MN trên cạnh IN.
 Mà:    MI > MN (chứng minh câu a)
 Vậy HI > HN (quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu)
c) Ta có:
HI là hình chiếu của đường xiên IE trên cạnh IN.
HN là hình chiếu của đường xiên EN trên cạnh IN.
 Mà:    HI > HN (chứng minh câu b)
 Suy ra: IE > EN (quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu)
 Xét tam giác IEN có : IE > EN (chứng minh trên)
 Do đó:  (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác)

Bài 2. Tam giác DEF vuông tại D. Gọi B là trung điểm DE; A và C lần lượt là hình chiếu của E và D trên đường thẳng CB. Chứng minh:

a) AE = CD

b)  

c)  

ĐÁP ÁN

bai-2-quan-he-giua-duong-vuong-goc-va-duong-xien-duong-xien-va-hinh-chieu-9

a) Xét  ABE và  CBD có:
BE = BD (B là trung điểm của DE)
 (hai góc đối đỉnh)
 
   (ch – gn)
      AE = CD (hai cạnh tương ứng)
b) Ta có:   (do )      
Mà: (cùng phụ với  )
       
c) Ta có: AB = BC (vì )
  FC + FA = FB – BC + FB + AB = 2 FB  (1)
Mặt khác ta có: FB là cạnh huyền của  vuông tại D
       FB > DF   (2)
     Từ (1) và (2) suy ra: 2DF < FC + FA.


Biên soạn: PHẠM NGỌC DIỆU  (Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến BD)

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Toán

Bài 1: Quan Hệ Giữa Góc Và Cạnh Đối Diện Trong Một Tam Giác
Bài 3: Quan Hệ Giữa Ba Cạnh Của Một Tam Giác Bất Đẳng Thức Tam Giác