Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 8»Tứ Giác»Bài 7: Hình Bình Hành

Bài 7: Hình Bình Hành

Lý thuyết bài hình bình hành môn toán 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Định Nghĩa:

Hình bình hành là tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song.

bai-7-hinh-binh-hanh-01

Hình bình hành ABCD có: AB // CD; AD // BC

II. Tính Chất:

Hình bình hành có:

+ Hai cặp cạnh đối song song.

+ Hai cặp cạnh đối bằng nhau.

+ Hai cặp góc đối bằng nhau.

+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

bai-7-hinh-binh-hanh-02

Hình bình hành ABCD có:

AB // CD; AD // BC

AB = CD; AD = BC


O là trung điểm của AC và BD

III. Cách Chứng Minh:

1. Chứng minh tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song.

2. Chứng minh tứ giác có 2 cặp cạnh đối bằng nhau.

3. Chứng minh tứ giác có 2 cặp góc đối bằng nhau.

4. Chứng minh tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

5. Chứng minh tứ giác có 1 cặp cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau.  

Trong các tứ giác ở hình 70, tứ giác nào là hình bình hành? Vì sao?

bai-7-hinh-binh-hanh-03

a) Xét tứ giác ABCD, ta có:

AB = CD (gt)

AD = BC (gt)

=> Tứ giác ABCD là hình bình hành (Tứ giác có 2 cặp cạnh đối bằng nhau)

b) Xét tứ giác EFGH, ta có:


=> Tứ giác EFGH là hình bình hành (Tứ giác có 2 cặp góc đối bằng nhau)

c) Tứ giác INMK không phải là hình bình hành.

d) Xét tứ giác PSRQ, ta có:

O là trung điểm của SQ (gt)

O là trung điểm của PR (gt)

=> Tứ giác PSRQ là hình bình hành (Tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường)

e) Ta có:


Mà 2 góc này ở vị trí trong cùng phía

Nên XV // UY

Xét tứ giác VXYU, ta có:

VX // UY (cmt)

VX = UY (gt)

=> Tứ giác VXYU là hình bình hành (Tứ giác có 1 cặp cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau).


Biên soạn: GV. Lương Đình Trung

SĐT: 0916 872 125

Đơn Vị: Trung Tâm Đức Trí - 028 6654 0419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Lương Đình Trung

Bài 6: Đối Xứng Trục
Bài 9: Hình Chữ Nhật