Cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho sinh viên ngành Xây dựng công trình hàng không tại Việt Nam

(VOH) - Việt Nam đang trở thành thị trường hàng không phát triển trong tốp nhanh nhất thế giới.

Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam có thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới và nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng trung bình trên 10% năm.

Với tiềm năng kinh tế của 3.260 km bờ biển và du lịch xanh, cùng với chính sách đột phá của Chính phủ nhằm thu hút đầu tư, nhiều cảng hàng không sắp được triển khai, nhiều hãng hàng không quốc tế cũng có kế hoạch mở rộng đường bay đến Việt Nam - nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và quốc tế.

Định hướng phát triển hệ thống cảng hàng không tại Việt Nam đến 2050

Quy hoạch phát triển vận tải hàng không tại Việt Nam đã được đề ra và trong giai đoạn 2021-2030, giao thông vận tải hàng không hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống cảng hàng không, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng của đất nước.

hàng không
Nhiều hãng hàng không quốc tế đã có kế hoạch mở rộng đường bay đến Việt Nam - Ảnh: HL

Dự kiến 2050, Việt Nam sẽ có 30-35 cảng hàng không, trong đó sẽ có 15-17 cảng hàng không Quốc tế và 15-18 cảng hàng không Nội địa, phân bổ hợp lý trên toàn quốc, đặc biệt tập trung ở các địa điểm có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch và địa lý thuận lợi.

Các cảng hàng không hiện có sẽ được phát triển và nâng cấp xứng tầm quốc tế, đáp ứng được nhu cầu vận tải ngày càng tăng. Ngoài ra, các cảng hàng không cũng sẽ được phát triển để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, tăng cường hạ tầng kết nối giữa các phương thức vận tải như đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng hải.

Việt Nam cũng sẽ tăng cường đầu tư vào các dịch vụ như dịch vụ điều hành bay, dịch vụ mặt đất, bảo trì, sửa chữa và bảo dưỡng tàu bay, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hiện trạng đầu tư xây dựng hạ tầng sân bay tại Việt Nam

Sự phát triển của ngành hàng không đã thúc đẩy mạnh nhu cầu xây dựng và nâng cấp, mở rộng các sân bay trên toàn quốc, đồng thời tạo ra tiềm năng lớn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Với kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025, Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) đã và đang thực hiện nhiều dự án xây dựng, mở rộng các sân bay lớn như: Sân bay quốc tế Long Thành, Tân Sơn Nhất, Nội Bài, sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) và các sân bay khu vực Tây Nam Bộ…

Hiện tại, ACV đang triển khai dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 tại cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, với tổng mức đầu tư 3.288 tỷ đồng. Dự án này sẽ giúp nâng cao khả năng tiếp nhận khách du lịch, tăng cường khả năng vận chuyển nhất là những tháng có sương mù, điều kiện cất hạ cánh hạn chế. Đây là một trong những dự án hạ tầng quan trọng của ACV trong giai đoạn 2021-2025.

Đáng chú ý, sân bay quốc tế Long Thành được coi là dự án hạ tầng hàng không lớn và quan trọng nhất của Việt Nam. Khi hoàn thành, sân bay này sẽ trở thành một trong những sân bay hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á với khả năng tiếp nhận các loại máy bay lớn như Airbus A380 hay Boeing 747.

Các dự án lớn về xây dựng cảng hàng không đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành hàng không và cũng đem lại nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế và quảng bá hình ảnh của đất nước ra quốc tế.

Theo đề án quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam đến năm 2030, sự phát triển của hệ thống cảng hàng không đòi hỏi nhu cầu cấp thiết nguồn nhân lực xây dựng có trình độ chuyên môn, kỹ thuật phù hợp với các tiêu chuẩn quy chuẩn của ngành xây dựng cảng hàng không theo đúng quy định của Tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO).

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành hàng không, Việt Nam cần một số lượng lớn nguồn nhân lực trong lĩnh vực hàng không, đặc biệt là các chuyên gia kỹ thuật có trình độ cao và kiến thức chuyên môn phù hợp với các quy định của cục hàng không và tổ chức hàng không dân dụng thế giới ICAO.

Đọc thêm: Tuyển sinh 2023: Học viện Hàng không Việt Nam dự kiến tuyển hơn 2.700 chỉ tiêu

Học viện Hàng không Việt Nam – nơi đào tạo nguồn lực quan trọng của ngành hàng không

Học viện Hàng không Việt Nam (Việt Nam Aviation Academy - VAA) là đơn vị đào tạo hàng không hàng đầu của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. VAA được thành lập vào năm 1978 với tên gọi ban đầu là Trường Hàng không Dân dụng Việt Nam có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực hàng không.

Với hơn 45 năm kinh nghiệm trong đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cho ngành hàng không, VAA đã cung cấp cho thị trường lao động hàng không Việt Nam và quốc tế hàng trăm kỹ sư, phi công, kỹ thuật viên và nhân viên hàng không chất lượng cao.

Hiện tại, Học viện Hàng không Việt Nam cung cấp các chương trình đào tạo bậc đại học và sau đại học với đa dạng các ngành nghề liên quan đến hàng không, bao gồm chuyên ngành Kỹ thuật hàng không, Kỹ thuật điện - điện tử, Khoa học máy tính, Quản trị kinh doanh và các chương trình đào tạo chuyên nghiệp như phi công, kiểm soát viên không lưu…

Được đầu tư cơ sở vật chất với các trang thiết bị, máy móc, phương tiện và hệ thống giáo dục tiên tiến, VAA luôn nỗ lực cung cấp cho sinh viên những cơ hội học tập tốt nhất và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động hàng không.

Đặc biệt, VAA cũng hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước để tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và nghiên cứu khoa học tại các công ty, sân bay và các trung tâm hàng không hàng đầu trên thế giới.

Với sứ mệnh đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành, Học viện Hàng không Việt Nam đã trở thành đơn vị đáng tin cậy và được nhiều doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực hàng không trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn là đối tác đào tạo, nghiên cứu khoa học…

Ngành Xây dựng công trình hàng không được đào tạo như thế nào tại Học viện Hàng không Việt Nam?

Học viện Hàng không Việt Nam từng bước đào tạo ngành xây dựng công trình hàng không cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cho các cảng hàng không trong nước và khu vực, đặc biệt trong bối cảnh cảng hàng không lớn và quan trọng như cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được xây dựng và cần đến nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn.

Theo đó, Học viện đào tạo đội ngũ kỹ sư có kiến thức, tay nghề về lĩnh vực công nghệ xây dựng, nhất là xây dựng đường băng, đường dẫn tàu bay, xây dựng dân dụng ga hàng không, quản lý dự án xây dựng.

Học viện hàng không việt nam
Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam

Chương trình đào tạo được thiết kế với các nội dung chuyên sâu về các phương pháp, kỹ thuật và quy trình xây dựng công trình hàng không. Học viên sẽ được đào tạo về các kỹ năng cần thiết như thiết kế, lập kế hoạch, lập và quản lý dự án, quản lý chất lượng và an toàn trong quá trình xây dựng các công trình.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, chủ trương của ban lãnh đạo Học viện Hàng không Việt Nam đã và đang củng cố và đầu tư vào cơ sở vật chất (phương tiện, phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại…) để hỗ trợ cho quá trình học tập và nghiên cứu của giảng viên, học viên.

Ngoài ra, Học viện sẽ tạo điều kiện cho học viên được thực hành trên các công trình có quy mô lớn để có thể áp dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm hình thành đội ngũ chuyên gia, kỹ sư có năng lực và kinh nghiệm cao trong lĩnh vực xây dựng công trình hàng không.

Chương trình đào tạo ngành xây dựng công trình hàng không của Học viện Hàng không Việt Nam đảm bảo cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu của các cảng hàng không trong nước và khu vực.

Đây là một trong những chiến lược phát triển quan trọng của Học viện Hàng không Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội trong thời gian dài hạn, đồng thời là nhiệm vụ chính trị to lớn của ngành Hàng không Việt Nam giao phó…

Đọc thêm: Muốn làm trong lĩnh vực xây dựng đường băng, ga hàng không thì học ngành gì?

Ưu điểm của chương trình đào tạo kỹ sư Xây dựng công trình hàng không

Chương trình đào tạo kỹ sư xây dựng công trình hàng không tại Học viện Hàng không Việt Nam có nhiều ưu điểm:

  • Đáp ứng trực tiếp nhu cầu cấp thiết nhân lực thị trường ngành xây dựng hàng không: Với sự tăng trưởng cao của ngành hàng không.
  • Có tương lai phát triển cho ứng viên, trong nước và trong các tập đoàn lớn.
  • Có liên kết với các đối tác, sẽ tiếp nhận sinh viên sau tốt nghiệp.
  • Môi trường làm việc sau khi ra trường, năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, có tính quốc tế: Các kỹ sư xây dựng công trình hàng không được đào tạo tại Khoa Xây dựng của Học viện Hàng không Việt Nam sẽ được trang bị các kỹ năng cần thiết để làm việc trong một môi trường năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp.

Lý do để chọn học ngành Xây dựng công trình hàng không

Học viện Hàng không Việt Nam là một trong những trường đào tạo hàng không hàng đầu của Việt Nam, cung cấp cho sinh viên các chương trình đào tạo chất lượng cao và chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực liên quan đến hàng không. Trong đó, ngành xây dựng công trình hàng không là một trong những ngành được đánh giá cao và đang được nhiều sinh viên quan tâm.

Dưới đây là các lý do nên chọn học ngành xây dựng công trình hàng không tại Học viện Hàng không Việt Nam:

  • Học viện Hàng không Việt Nam có chính sách học bổng hỗ trợ cho sinh viên với thành tích học tập xuất sắc và hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, học phí của Học viện Hàng không Việt Nam là cạnh tranh so với các trường đại học khác, đảm bảo tiết kiệm chi phí cho sinh viên.
  • Cơ hội việc làm trong ngành cao: Ngành xây dựng công trình hàng không hiện đang phát triển mạnh mẽ, cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm trong ngành. Đặc biệt, khi tốt nghiệp từ Học viện Hàng không Việt Nam, sinh viên sẽ có cơ hội được tuyển dụng trực tiếp vào các công ty, cơ quan đối tác của Học viện Hàng không Việt Nam.
  • Cơ hội học tập lên cao, với các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ: Học viện Hàng không Việt Nam cung cấp các chương trình đào tạo sau đại học, giúp sinh viên tiếp cận với các kiến thức chuyên sâu và phát triển nghiên cứu khoa học trong ngành.
hàng không
Sinh viên ngành xây dựng công trình hàng không khoá 22ĐHXD01

Các tổ hợp môn tuyển sinh vào ngành xây dựng công trình hàng không

Đối với ngành đào tạo này, Học viện Hàng không Việt Nam tuyển sinh các phương thức:

- Xét theo học bạ: A00, A01, D07, K01;

- Xét theo điểm thi THPT Quốc gia: A00, A01, D07;

- Ưu tiên xét tuyển đối với học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương các môn Toán, Lý, Hóa, Anh; học sinh có giải Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh trở lên; học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cả 3 năm THPT;

- Tuyển thẳng đối với các đối tượng tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bình luận