Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giấc mơ là gì? Tại sao chúng ta lại mơ vào mỗi đêm?

Khi ngủ chúng ta sẽ mơ về một sự kiện nào đó. Nhằm giải thích những hiện tượng của giấc mơ, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu để cho ra giả thuyết thuyết phục nhất về giấc mơ của con người.

Bạn biết gì về giấc mơ?

Giấc mơ là những gì não bộ tưởng tượng xảy ra trong quá trình ngủ. Quá trình mơ xảy ra khi con người chìm vào giấc ngủ REM (giấc ngủ mắt chuyển động nhanh) bởi vì giai đoạn này chúng ta ngủ sâu và có xu hướng mơ sống động hơn, nhưng sau khi tỉnh dậy khả năng quên mất giấc mơ là rất cao. Nhiều người biết tới vai trò của giấc ngủ như một quá trình điều tiết sự trao đổi chất, huyết áp, hoạt động não bộ và một vài chức năng khác của cơ thể. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được bí ẩn cũng như vai trò của giấc mơ đối với con người.

voh.com.vn-kham-pha-giac-mo-anh-1

Giấc mơ là một quá trình xử lý thông tin mà khoa học vẫn chưa thể lý giải.

Khi tỉnh táo thì những suy nghĩ của chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; khi ngủ thì lại khác: não bộ vẫn hoạt động nhưng những suy nghĩ hay giấc mơ thường khá vô lý và không giải thích được. Điều này có thể là do não bộ đã tác động chức năng cảm xúc đến giấc mơ, thay vì những vùng xử lý thông tin logic khác.

Tuy các bằng chứng không khẳng định chắc chắn nhưng các giấc mơ thường được tạo ra dựa trên các hoạt động, cuộc trò chuyện và các vấn đề khác trong cuộc sống. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số giả thuyết về vai trò của chúng như sau.

Trị liệu tâm lý

Con người có thể mơ về cách giải quyết các vấn đề tình cảm, cảm xúc trong cuộc sống. Vì não bộ kích thích cảm xúc nhiều hơn trong khi mơ, nó sẽ kết nối các suy nghĩ, cảm xúc mà khi tỉnh táo chúng không thường nhớ, khơi gợi hay hồi tưởng tới chúng.

Tác động đến phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy

Hạch hạnh nhân (amygdala) là khu vực hoạt động mạnh nhất nằm bên thùy trái dương của não bộ khi mơ. Nó là một phần của não bộ được kết nối với bản năng sinh tồn và phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy của con người (phản ứng căng thẳng cấp tính). 

Giả thuyết đặt ra là hạch hạnh nhân hoạt động nhiều hơn trong khi ngủ, cho nên đây có thể là cách não bộ giúp bạn sẵn sàng đối mặt với các mối nguy hiểm trong tương lai. Bộ não phát ra các tín hiệu thần kinh trong giấc ngủ REM giúp thư giãn cơ bắp, do đó bạn sẽ không thể chạy hoặc hành động trong giấc ngủ.

Kích thích sự sáng tạo

voh.com.vn-kham-pha-giac-mo-anh-2

Nếu não trái thiên về logic, tri giác thì não phải lại thiên về khả năng sáng tạo, cảm thụ nghệ thuật.

Giả thuyết khác cho rằng giấc mơ giúp chúng ta sáng tạo hơn. Người nghệ sĩ ở bất kỳ lĩnh vực nào đều thừa nhận rằng giấc mơ truyền cho họ cảm hứng sáng tạo trong quá trình làm việc. Vì vậy sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày chúng ta thức dậy cảm thấy sảng khoái và phấn chấn tinh thần với một ý tưởng mới trong đầu. Trong giấc mơ, khi suy nghĩ và cảm xúc không bị ràng buộc bởi sự logic thì ý tưởng sáng tạo là vô hạn.

Lưu trữ ký ức

Một giả thuyết đáng chú ý đó là giấc mơ có thể giúp con người lưu trữ ký ức và những thứ đã được học trong cuộc sống, đồng thời loại bỏ ký ức xấu và “sắp xếp” lại những cảm xúc và suy nghĩ phức tạp bên trong não bộ. Một nghiên cứu cho thấy ngủ giúp duy trì và lưu giữ ký ức. Nếu bạn thu nhận thông tin mới và có một giấc ngủ tốt ( giấc ngủ REM) thì bạn sẽ có khả năng ghi nhớ chúng tốt hơn. 

Việc giấc mơ tác động và gợi nhớ ký ức vẫn chưa được làm rõ, Nhưng một điều chắc chắn đó là giấc mơ có thể giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn trong việc thu nhận, xử lý thông tin, ngăn chặn các kích thích gây cản trở việc lưu trữ và thu nhận sự kiện mới trong cuộc sống.

Tại sao chúng ta lại mơ thấy ác mộng?

Giấc mơ giúp con người xử lý hiệu quả cảm xúc, ký ức và các thông tin hữu ích khác. Thông thường ác mộng bao gồm những trải nghiệm khiếp sợ và đau buồn. Các vấn đề tâm lý như áp lực, lo lắng, hay tác dụng phụ của thuốc có thể là nguyên nhân chính gây ra ác mộng. 

Nếu thường xuyên gặp ác mộng, có thể là do cơ thể đang có triệu chứng rối loạn về giấc ngủ. Rối loạn ác mộng là khi thường xuyên nằm mơ thấy những sự kiện đáng sợ. Chúng khiến ta lo lắng khi đi ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ (giật mình, thức giấc giữa đêm) và gây ra một và rối loạn giấc ngủ hoặc các vấn tâm lý khác.

Đa số con người sẽ trải qua những cơn ác mộng như vậy trong cuộc sống, và Hiệp hội giấc ngủ Mỹ ước tính rằng chỉ khoảng 5% dân số Hoa Kỳ gặp ác mộng liên tiếp như một biểu hiện của rối loạn giấc ngủ. Vì vậy chúng ta không nên lo lắng quá về vấn đề này và sống lạc quan, tích cực sẽ giúp giảm thiểu được tần suất nằm mơ thấy ác mộng.

Nhân tố ảnh hưởng đến giấc mơ

Tình trạng sức khỏe

Một trong những tác động lớn nhất của giấc mơ là khoảng thời gian ngủ nhiều hay ít của mỗi người. Thiếu ngủ trong một hai ngày hoặc nhiều hơn có thể khiến não bộ hoạt động mạnh hơn khi chúng ta chìm vào giấc ngủ REM. Một người sẽ có những giấc mơ sống động hơn nếu trước đó họ đã thức trắng trong nhiều đêm liền, cho nên việc nhớ lại những giấc mơ này cũng dễ dàng hơn. 

Mang thai là một yếu tố xúc tác đến giấc mơ của phụ nữ. Sự tăng trưởng hormone môn trong cơ thể sẽ tác động đến cách não bộ vận hành cảm xúc và suy nghĩ, dễ dẫn đến các giấc mơ căng thẳng và khó kiểm soát.

Rối loạn sức khỏe tâm lý như trầm cảm, lo lắng, rối loạn lưỡng cực và các căn bệnh tâm lý khác sẽ ảnh hưởng đến giấc mơ với các cơn căng thẳng dữ dội hay ác mộng. Các loại thuốc hỗ trợ tình trạng rối loạn này, bao gồm antidepressants và antipsychotics được xem có liên quan đến việc khiến người sử dụng mơ thấy ác mộng với tần suất cao hơn. 

Thức ăn

Không có bằng chứng nào cho thấy thức ăn có liên quan đến giấc mơ, nhưng rõ ràng việc ăn uống lành mạnh có thể là chất kích thích khiến não bộ “sản xuất” giấc mơ tốt hơn khi ngủ.

voh.com.vn-kham-pha-giac-mo-anh-3

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ cải thiện ít nhiều tình trạng nằm mơ thấy ác mộng và khó ngủ.

Một ví dụ cụ thể là đồ ăn nhiều tinh bột. Chúng có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể, nhưng sau đó sẽ khiến cơ thể cảm thấy không khỏe. Những thứ tác động đến tâm trạng của con người khi tỉnh táo cũng sẽ ảnh hưởng đến họ trong tiềm thức. Nếu ban ngày cơ thể có triệu chứng hạ đường huyết thì khi mơ chúng ta vẫn sẽ cảm nhận được cảm giác này.

Thực phẩm giúp tỉnh táo suốt đêm sẽ là nguyên nhân khiến ta bị gián đoạn trong giấc ngủ REM. Khi đó chúng ta sẽ nhớ được những sự kiện xảy ra trong giấc mơ rõ ràng hơn. 

Hoạt động thường ngày

Giấc ngủ tốt sẽ giúp ngủ ngon hơn, mơ sống động hơn và giảm cảm giác căng thẳng trong giấc mơ. Một nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng cách tốt nhất để ngủ ngon hơn là tập thể dục vào buổi sáng. Chạy bộ hay tập thể hình trước buổi chiều lập sẽ trình nhịp đồng hồ sinh học giúp cơ thể cảm thấy có xu hướng buồn ngủ nhanh hơn và chìm sâu vào giấc ngủ hơn so với lúc không luyện tập hoặc luyện tập vào ban đêm.

voh.com.vn-kham-pha-giac-mo-anh-4

Các vận động viên thần kinh và các những người đam mê thể hình thường có giấc mơ ngắn trong giấc ngủ REM. Vì vậy, nếu bạn có thể tập luyện hay giảm được căng thẳng khi tỉnh táo thì trong giấc ngủ những áp lực, lo lắng sẽ bị xua tan, dành chỗ cho giấc ngủ ngon và không bị gián đoạn.

Làm sao để nhớ những gì đã mơ?

Lý do khiến chúng ta khó nhớ những gì đã mơ là vì chất hóa học có chức năng liên kết với ký ức (norepinephrine) và hoạt động điện não trong não bộ - hai chức năng giúp khơi gợi ký ức luôn ở mức hoạt động thấp nhất khi chúng ta mơ. Thực ra nếu khi mơ mà không tỉnh dậy giữa giấc thì chúng ta sẽ không nhớ chúng. 

Nếu muốn nhớ lại ký ức trong mơ, trước khi chìm vào giấc ngủ hãy tự nhủ với bản thân mình muốn nhớ giấc mơ. Nếu đó là suy nghĩ cuối cùng mà não bộ tiếp nhận thì bạn sẽ có thể tỉnh dậy giữa chừng và nhớ ra chúng. 

Nhớ được giấc mơ khi tỉnh dậy là rất khó, vì vậy ngay sau khi tỉnh dậy giữa cơn mơ, hãy cố gắng nhớ càng nhiều chi tiết càng tốt. Ngay cả việc rời khỏi giường hay làm bất cứ điều gì khác cũng sẽ khiến giấc mơ trở nên mơ hồ và bạn sẽ không còn nhớ gì nữa. 

Giấc mơ rất quan trọng vì nó phản ánh những sự kiện hay những gì có liên quan nhất đến trí óc và cơ thể con người. Ngủ đủ giấc, sống lành mạnh và tích cực sẽ cải thiện chất lượng giấc mơ và tránh tình trạng mơ thấy ác mộng.

Giấc ngủ sẽ giúp giải quyết các chất thải cho não bộCác nhà khoa học Mỹ đã đưa ra thêm một lý do thỏa đáng để con người có thể hài lòng với việc tiêu tốn tới 1/3 cuộc đời cho việc ngủ.
Trẻ sơ sinh học cả trong giấc ngủMặc dù trẻ sơ sinh chỉ thức vài giờ mỗi ngày, song hệ thần kinh của chúng vẫn phát triển rất nhanh bởi não xử lý thông tin ngay cả trong giấc ngủ.
Bình luận