Nghị định 06/2018: Hỗ trợ giáo dục mầm non, không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau

(VOH) - Sáng 30/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo tập huấn Nghị định 06/2018 của Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên

Hội thảo có sự tham dự của Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh thành phía nam.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ GD&ĐT Nguyễn Bá Minh cho rằng, đầu tư Giáo dục Mầm non không chỉ tạo điều kiện cho các bé phát triển tốt mà còn tác động đến điều kiện kinh tế của hàng triệu gia đình và toàn xã hội.

Hiện cả nước thiếu khoảng 65.000 giáo viên trong đó phần lớn là giáo viên mầm non. Điều này dẫn đến thực trạng trẻ không đi học hoặc gửi vào những nơi không an toàn.

Để hỗ trợ ngành mầm non, đầu năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 06, quy định hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo công lập và ngoài công lập thuộc diện khó khăn, và có một số chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non đứng lớp.

Bà Tăng Thị Ngọc Mai, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh cho biết hiện tỷ lệ trẻ ra lớp ở lứa tuổi nhà trẻ của tỉnh chưa đến 10% do thiếu phòng học, thiếu giáo viên... Mặc dù nghị định tạo động lực lớn cho các giáo viên và ngành mầm non nhưng thực trạng khó thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục mầm non ở vùng sâu vùng xa cũng cần có giải pháp.

Theo bà Mai giáo viên mầm non rất vất vả, đặc biệt ở vùng nông thôn. Trong thời gian tới, cần nghiên cứu cơ chế để người dân tham gia cùng với nhà nước để tất cả các cháu đều được học đều được chăm sóc đúng theo quy định của luật trẻ em.  

Hiện, cả nước có 5,6 triệu trẻ mầm non. Từ tháng 2 đến tháng 5/2018, có gần 1 triệu trẻ được hưởng chính sách hỗ trợ, chiếm hơn 20% tổng số trẻ mẫu giáo đến trường.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non Nguyễn Bá Minh cho rằng, đầu tư Giáo dục Mầm non không chỉ tạo điều kiện cho các bé phát triển tốt mà còn tác động đến điều kiện kinh tế của hàng triệu gia đình và toàn xã hội.

"Có thể nói Nghị định 06 nhằm thực hiện việc trong giáo dục không để ai phải ở lại phía sau. Chúng ta nhắm đến các đối tượng còn thiệt thòi, cụ thể các trẻ em mầm non thuộc diện con hộ nghèo, cận nghèo, các cháu ở vùng kinh tế xã hội khó khăn.

Giáo viên cũng là những đối tượng thuộc diện thiệt thòi, các cô khó khăn, các cô vất vả. Nếu như chúng ta không quan tâm đến đội ngũ giáo viên thì có đổi mới kiểu gì cũng sẽ thất bại. Bởi vì đây chính là đội ngũ trực tiếp làm nên chất lượng", ông Nguyễn Bá Minh phân tích thêm.   

UBND TPHCM chấp thuận điều chỉnh học phí bậc THCS - Ngày 28/11, UBND TPHCM đã chấp thuận điều chỉnh mức học phí cho học sinh bậc THCS tại các trường công lập thuộc TP.HCM theo đề xuất của liên Sở Tài chính, Sở GD-ĐT TPHCM.

Phải xác định mục đích học để làm cho sinh viên - Cần phải đào tạo sinh viên học sinh hiểu rõ mục đích học để làm, chứ không phải để giữ vị trí cao trong xã hội.

Bình luận