Phát hiện khoa học mới về việc người mù 'nhìn' bằng tai

Gần đây, các nhà khoa học phát hiện khả năng nhạy cảm của thính giác có thể hình thành bản đồ mô phỏng để xác định vị trí vật thể.

Não của người mù thực sự có khả năng tăng thính giác để bù lại khiếm khuyết về thị giác

Não bộ có khả năng thích ứng đặc biệt. Khi một cơ quan cảm giác bị khiếm khuyết thì bộ phận cảm ứng của bộ não trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh hay xúc giác. 

Gần đây, nghiên cứu việc người mù sử dụng định vị âm thanh để xác định vị trí của vật thể dựa theo tiếng vang đã tiết lộ mức độ tái tạo tế bào thần kinh theo hướng mới (chưa từng được ghi nhận trước đây). Nghiên cứu chỉ ra nguyên tắc hoạt động của việc cảm nhận âm thanh cũng tương tự như việc xử lý hình ảnh khi quan sát trực tiếp bằng mắt.

voh.com.vn-nguoi-mu-su-dung-dinh-vi-am-thanh

Người mù sử đụng định vị âm thanh

Đối với người bình thường thì những cảm nhận cảm giác thị giác diễn ra trên vỏ đại não (nơi chứa vùng thị giác ở thùy chẩm nằm phía sau đầu) theo nguyên tắc: Hành động nhìn bắt đầu từ khi thấu kính của mắt điều chỉnh để thu được ảnh của cảnh vật xung quanh vào một màng lưới nhạy sáng nằm sau mắt (võng mạc), võng mạc có các tế bào nhạy với tác nhân kích thích là ánh sáng. Chúng phát hiện các quang tử kích thích và đáp ứng bằng cách sinh ra các xung/tín hiệu thần kinh. Các tín hiệu này được xử lý trong một cấu trúc thứ lớp gồm các phần khác nhau của não bộ, từ võng mạc đến các nhân cong ở biên, đến các vỏ não sơ cấp và thứ cấp. 

Trong nghiên mới này, các nhà khoa học muốn biết liệu định vị bằng âm thanh có thể xử lý tiếng vang theo cách mà vỏ não thị giác tiếp nhận và diễn giải thông tin hay không.

Các nhà nghiên cứu tiến hành một thử nghiệm khi yêu cầu người khiếm thị và người bình thường cùng lắng nghe âm thanh phát ra từ vật thể được đặt tại những vị trí khác nhau và quan sát họ thông qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ. Họ phát hiện ra rằng ,vỏ não thị giác của những người khiếm thị khi không sử dụng thiết bị định vị âm thanh vẫn hoạt động tương tự như người bình thường khi họ nhìn thấy các nguồn kích thích thị giác. 

Theo các nhà khoa học công bố trên kỷ yếu của Hội Hoàng gia B

Kỷ yếu của Hội Hoàng gia là tiêu đề của hai tạp chí khoa học được xuất bản bởi Hội Hoàng gia gồm:
Phần A :Công bố liên quan đến khoa học toán học, vật lý và kỹ thuật.
Phần B: công bố liên quan đến khoa học sinh học.

Họ cho rằng vỏ não thị giác đã áp dụng bản đồ không gian tưởng tượng để nhận biết vật thể, và càng nhiều hoạt động của não bộ phù hợp với bản đồ mô phỏng này khi lắng nghe thì việc xác định vị trí vật thể càng trở nên dễ dàng hơn. Nhưng do bản đồ xác định phương hướng này chưa thật sự linh hoạt thế nên cần luyện tập để bộ não quen với với định hình không gian này mà thậm chí không cần sự can thiệp của mắt. Và người bị khiếm khuyết thị giác có thể "nhìn" bằng tai.

Nguồn ảnh: Internet

Trẻ nhỏ cần kiểm tra thị lực thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh về mắt :Tổ chức Y tế Thế giới lần đầu tiên công bố báo cáo đánh giá về tình trạng thị lực của dân số thế giới đang suy giảm nhanh.
Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Phương Nam tổ chức chương trình khám tầm soát mắt miễn phí:Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, cứ mỗi 5 giây thế giới lại có thêm 1 người bị khiếm thị và cứ 5 người khiếm thị thì có 4 người lẽ ra đã có thể chữa trị được.