Theo thông tin từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), hôm 6/2, một tiểu hành tinh dài 100 – 200m, có kích cỡ tương đương đấu trường La Mã ở thành phố Roma (Ý) vừa được phát hiện thông qua kính thiên văn James Webb. Đây là vật một trong những vật thể nhỏ nhất mà kính viễn vọng không gian đã phát hiện ở vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc.
Nhà thiên văn học Thomas Müller từ Viện Vật lý ngoài Trái Đất Max Planck – Đức cho biết, ban đầu nhóm khoa các nhà khoa sử dụng dữ liệu James Webb để tìm kiếm một tiểu hành tinh lớn hơn nhiều trong Vành đai chính là (10929) 198 BC1- một vành đai gồm hằng hà sa số khối đá không gian nhiều kích cỡ lang thang giữa quỹ đạo Sao Hỏa và Sao Mộc. Thế nhưng, thật bất ngờ khi họ lại phát hiện ra tiểu hành tinh nhỏ này.
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn đang làm việc để tìm hiểu rõ hơn trước khi có xác nhận chính thức và đặt tên cho tiểu hành tinh nhỏ bé vừa mới được tìm thấy này.
“Độ nhạy của của Webb giúp chúng ta có thể nhìn thấy vật thể dài 100m này từ cách đó hơn 100 triệu km”, Thomas Müller chia sẻ. Hơn thế, việc phát hiện ra thứ nhỏ như vậy trước đây là không thể. Điều này cho thấy khả năng nhiều vật thể mới trước đây vô hình với nhân loại có thể sẽ được phát hiện bởi James Webb.
Được triển khai từ tháng 7/2022, James Webb hiện là kính viễn vọng không gian mạnh nhất từng được chế tạo. Mục tiêu chính là dùng để nghiên cứu vòng đời của các ngôi sao và tìm hiểu các ngoại hành tinh (hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt trời và Trái đất).
Sau khi bắt đầu nhiệm vụ, James Webb đã cung cấp cho giới khoa học rất nhiều hình ảnh tuyệt đẹp từ vũ trụ, cũng như gửi về những dữ liệu chưa từng có. Nó được chế tạo và điều hành chính bởi NASA với sự cộng tác của ESA và CSA (Cơ quan vũ trụ của châu Âu và Canada).