Với những ai yêu thích Thiên văn học, năm 2023 sẽ là một năm rất đáng mong đợi, bởi xuyên suốt cả năm là sự xuất hiện rất nhiều sự kiện thiên văn đáng chú ý. Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) một số hiện tượng thiên văn có thể xuất hiện tại Việt Nam gồm:
1. Mưa sao băng Quadrantids (ngày 4/1)
Mưa sao băng Quadrantids là trận mưa sao băng đầu tiên trong năm 2023, xếp loại trên trung bình, bởi mỗi giờ sẽ có khoảng 80 vệt sao băng trên bầu trời, đỉnh điểm có thể lên tới 200 vệt sao băng mỗi giờ.
Mưa sao băng Quadrantids được tạo ra bởi những mảnh vụn còn lại của sao chổi 2003 EH1. Nó được đặt theo tên của của chòm sao cổ Quadrans Muralis. Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng này là vào rạng sáng 4/1.
Năm nay, mặt trăng sẽ cản trở đáng kể việc quan sát mưa sao băng. Chỉ những nơi có điều kiện quan sát tốt mới có nhiều cơ hội quan sát hiện tượng này.
2. Nhật thực một phần (ngày 20/4)
Các nhà thiên văn học dự đoán, sáng và trưa 20/4 theo giờ Việt Nam sẽ xuất hiện nhật thực toàn phần. Tuy nhiên, chỉ những tỉnh/thành phố thuộc khu vực phía Nam mới có thể theo dõi được dưới dạng nhật thực một phần. Các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ không thể quan sát hiện tượng này.
3. Mưa sao băng Lyrids (ngày 22 - 23/4)
Mưa sao băng Lyrids được tạo ra từ những mảnh vụn của sao chổi C/1861 Thatcher. Ở giai đoạn cực điểm, bạn có thể quan sát trên 20 vệt sao băng mỗi giờ. Mặt trăng sẽ không gây cản trở cho lần quan sát sao băng này, do đó, nếu thời tiết lý tưởng thì đây là dịp tuyệt vời để bạn quan sao băng.
Trận mưa sao băng Lyrids sẽ xuất hiện với tần suất lớn nhất vào đêm 22, rạng sáng 23/4, ở khu vực của chòm sao Lyra.
4. Mưa sao băng Eta Aquarids (ngày 6 - 7/5)
Đây là mưa sao băng loại trung bình, diễn ra ở khu vực chòm sao Aquarius. Trong năm 2023, cơn mưa sao băng này sẽ xuất hiện đỉnh điểm và đêm 6, rạng sáng 7/5. Vì gần trùng với thời điểm trăng tròn, nên việc ngắm mưa sao băng có thể bị ảnh hưởng.
5. Mưa sao băng Delta Aquarids (ngày 28 - 29/7)
Trong tháng 7, người yêu thiên văn Việt Nam và trên thế giới sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng trận mưa sao băng loại trung bình (hoặc nhỏ) có tên Delta Aquarids.
Trận mưa sao băng này thường diễn ra từ giữa tháng 7 cho tới tận giữa tháng 8 hàng năm. Tuy nhiên, giai đoạn đạt cực đại của nó là vào tối 28, rạng sáng 29/7. Bạn có thể quan sát mưa sao băng Delta Aquarids từ chòm sao Aquarius.
6. Mưa sao băng Perseids (ngày 12 - 13/8)
Perseids là một trong những trận mưa sao băng đáng chú ý nhất hàng năm, chúng tạo ra bởi tàn dư của sao chổi Swift – Tuttle. Thời điểm diễn ra mưa sao băng này từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8, và thời điểm cực đại sẽ rơi vào vào đêm 12, rạng sáng 13/8 với tần suất từ 60 – 100 vệt sao mỗi giờ.
Mặt trăng không gây ảnh nhiều trong đêm cực điểm, do đó, nếu thời tiết thuận lợi thì đây sẽ là trận mưa sao băng tuyệt vời mà bạn có thể quan sát rõ từ mặt đất.
Xem thêm:
Giải thích hiện tượng cầu vồng là gì? Cầu vồng có mấy màu trong thực tế?
Nguồn gốc của hiện tượng sấm sét do đâu mà có?
Sự tàn phá của hiện tượng vòi rồng và cách đối phó khi nhìn thấy vòi rồng
7. Siêu trăng (ngày 31/8)
Siêu trăng diễn ra trong đêm 31/8 là một trong những siêu trăng lớn mà bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Bởi đây là thời điểm mặt trăng sẽ tới gần cận địa (điểm gần trái đất nhất trên quỹ đạo của của bó) và lúc này mặt trăng cũng bước vào giai đoạn trăng tròn.
Hơn nữa, siêu trăng 31/8 là lần trăng tròn thứ 2 trong cùng một tháng, nên nó còn có tên gọi là “trăng xanh”. Tuy nhiên, cần lưu ý đây là một tên gọi mang ý nghĩa văn hóa, mặt trăng không bao giờ có màu xanh.
8. Mưa sao băng Draconids (ngày 7/10)
Mưa sao băng Draconids là trận mưa sao băng nhỏ trong năm với mật độ khoảng 10 vệt mỗi giờ. Nó tỏa ra từ trung tâm của chòm sao Draco.
Khác với những cơn mưa sao băng khác, Draconids không đạt cực điểm vào lúc rạng sáng mà là vào buổi tối. Năm nay, thời điểm đạt cực đại được dự đoán là đêm 7/10. Mặt trăng sẽ không gây cản trở nào, do đó, nếu thời tiết thuận lợi, bạn có thể sẽ nhìn thấy một số băng nhỏ vụt qua bầu trời.
9. Mưa sao băng Orionids (ngày 21 - 22/10)
Orionids luôn là một trận mưa sao băng đáng chú ý hàng năm. Nó khởi phát từ chòm sao Orion – một chòm sao rất dễ nhận ra và bất cứ ai cũng có thể tìm được nó khi trời quang nhờ 3 ngôi sao thẳng hàng và cách đều nhau.
Do không bị cản trở bởi ánh sáng mặt trăng, trong đêm 21, rạng sáng 22/10 nếu thời tiết thuận lợi bạn sẽ cơ hội được nhìn thấy nhiều sao băng của Orionids.
10. Nguyệt thực toàn phần (29/10)
Rạng sáng 29/10, người quan sát ở Việt Nam sẽ được chiêm ngưỡng nguyệt thực một phần với độ che phủ thấp (chỉ hơn 12%).
11. Mưa sao băng Leonids (ngày 17 - 18/11)
Mưa sao băng Leonids xuất hiện quanh khu vực chòm sao Leo, với tần suất trung bình khoảng 30 vệt sao băng mỗi giờ vào cực điểm. Vào đêm 17, rạng sáng 18/11 gần với với thời điểm trăng tròn nên việc quan sát ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.
12. Mưa sao băng Geminids (ngày 13 - 14/12)
Tháng cuối cùng của năm 2023, người yêu thiên văn sẽ được ngắm nhìn trận mưa sao băng lớn nhất năm, với cực điểm có thể đạt từ 100 đến 120 vệt sao mỗi giờ nếu thời tiết quang đãng, không mây.
Hiện tượng này thường sẽ diễn ra suốt tháng 12, nhưng thời điểm thuận lợi nhất để quan sát mưa sao băng Geminids là vào đêm 13, rạng sáng 14/12. Mặt trăng sẽ không xuất hiện vào thời điểm nên 2023 sẽ là năm lý tưởng để chiêm ngưỡng những ngôi sao băng Geminids.
Nguồn ảnh: Internet