Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Vừa phát nổ, ngôi sao bỗng “hồi sinh” thành bóng ma bay ngang trời

VOH - Các nhà khoa học vừa phát hiện một siêu tân tinh vô cùng kỳ bí, có khả năng “hồi sinh” sau khi chết và biến thành chuẩn tinh “chạy trốn” trên bầu trời.

Theo Science Alert, các nhà khoa châu Âu trong quá trình nghiên cứu về lỗ đen đã tìm thấy một vật thể đáng sợ và hiếm thấy, đó là một “bóng ma” ra đời từ một siêu tân tinh, tức một ngôi sao chết và phát nổ.

Với các siêu tân tinh, phát nổ là thời khắc kết thúc “sinh mệnh”, nhưng với siêu tân tinh bí ẩn PSR J1914+1054g, chết chưa phải là kết thúc.

Sau khi phát nổ, một vật thể kỳ lạ đã thoát ra từ siêu tân tinh này, bay nhanh như kẻ trốn chạy để lại một vệt phát xạ vô tuyến dài như đuôi sao chổi.

Vừa phát nổ, ngôi sao bỗng “hồi sinh” thành bóng ma bay ngang trời 1
Hình ảnh chụp lại từ kính viễn vọng vô tuyến MeetKAT đặt ở Nam Phi - Ảnh: sciencesprings

Các nhà nghiên cứu xác định, đó là một chuẩn tinh vô tuyến, được đặt tên là Chuột Nhỏ, phóng với vận tốc cao trong không gian. Đây là một vật thể ma quái và rất hiếm gặp, chỉ có 3 cái tương tự từng được biết đến.

Nhà thiên văn học Sara Elisa Motta từ Đài thiên văn Brera (Ý) và Đại học Oxford (Anh) cho biết, vật thể mà siêu tân tinh - được đặt tên là tinh vân "Chuột Nhỏ" – phóng ra là đại diện cho một sao neutron siêu đậm đặc vừa ra đời.

Một sao neutron trước hết phải là một chuẩn tinh (tên gọi của một dạng vật thể phát sáng như sao, nhưng không phải là sao). Chuẩn tinh có thể là neutron hay một lỗ đen đang “thâu tóm” vật chất cuồng nhiệt.

Sao neutron là phần còn lại của một ngôi sao chết. Nó thường chỉ nằm ở một chỗ.  Với sao neutron vừa phát hiện có thể là sao xung, một dạng sao neutron hoạt động cực mạnh, có khả năng phát sáng như hải đăng nhờ các chùm bức xạ được bắn ra từ các cực của nó, cộng thêm sự hỗ trợ của gia tốc từ trường.

Tiến sĩ Motta và các cộng sự đã tình cờ phát hiện ngôi sao ma quái này khi đang nghiên cứu một cặp đôi siêu tân tinh bí ẩn mang tên GRS 1915+105, bao gồm một ngôi sao mà một lỗ đen.

Khi đang quan sát chúng, họ nhận thấy vệt sáng lạ cắt ngang trời dài 40 năm ánh sáng, xuất hiện từ tinh vân mang tên Mouse (con Chuột) được phát hiện từ năm 1987. Cuộc nghiên cứu cũng phát hiện thêm một hình tròn mờ phía sau vệt sáng, chính là siêu tân tinh Chuột Nhỏ.

Bình luận