Xuất hiện những đám mây sóng kỳ lạ trên đại dương

(VOH) - Một phi hành gia trên Trạm vũ trụ Quốc tế đã chụp được những hình ảnh về một mẫu mây hình chữ V kỳ lạ, đẹp mắt kéo dài ở một quần đảo phía nam Ấn Độ Dương.

Bức ảnh xuất hiện vào ngày 16/4 vừa qua từ Đài quan sát Trái đất của NASA, cho thấy các mô hình đám mây kỳ lạ, kéo dài trông giống như những con sóng trải ra xung quanh quần đảo Crozet, nằm cách Nam Phi khoảng 2.400km về phía đông và cách Nam Cực khoảng 1.500km về phía đông.

Xuất hiện những đám mây sóng kỳ lạ trên đại dương 1
Bức ảnh được một phi hành gia chụp vào ngày 8/1 cho thấy hình thù kỳ lạ của một đám mây ở Ấn Độ Dương - Ảnh: NASA

Bức ảnh được cho là được chụp vào ngày 8/1/2023 bởi phi hành gia ISSO68-E-39246 bằng máy ảnh kỹ thuật số Nikon D5, sử dụng tiêu cự 50mm để cho ra những hình ảnh đặc biệt ấn tượng về những đám mây kỳ lạ.

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), những đám mây kỳ lạ này được gọi là mây sóng, hay sóng trọng lực.

Đám mây sóng được hình thành từ các sóng bên trong khí quyển, là những dao động trong khí quyển được hình thành khi không khí di chuyển qua các khu vực cao hơn trên đất liền, bị đẩy lên trên, trước khi bị trọng lực kéo xuống một lần nữa. Điều này sau đó dẫn đến những gợn sóng không khí, nổi lên, chìm xuống giống như nước bị xáo trộn trong bồn.

Đám mây đặc trưng hình thành trên đỉnh những gợn sóng do gió đẩy lên cao, vì nhiệt độ thấp hơn nên hơi nước sẽ ngưng tụ lại ở đây. Nhưng khi gió đi xuống đến đáy những gợn sóng, hơi nước bắt đầu bốc hơi nhanh do nhiệt độ tăng lên. Quá trình này tạo ra các hình dạng sọc đặc trưng của mây sóng, giống như những đám mây được chụp từ vũ trụ, còn được gọi là "con đường mây", kéo dài giống như làn sóng tạo ra bởi một con tàu trên một hồ nước yên tĩnh.

Hiện tượng mây sóng xuất hiện ở quần đảo Crozet Islands thường khá phổ biến. Chúng từng được phát hiện cũng tại cụm đảo này vào năm 2014 bằng Máy đo quang phổ hình ảnh có độ phân giải vừa phải (MODIS) trên vệ tinh Terra của NASA và trên một trong các quần đảo Crozet, Île aux Cochons vào năm 2012, cũng bởi một trong các phi hành gia của ISS.

Xuất hiện những đám mây sóng kỳ lạ trên đại dương 2
Những đám mây sóng từng xuất hiện trên bầu trời Santiago vào năm 2022 - Ảnh: Julia V. Seidel

Crozet có độ cao tương đối khoảng 1.050m. Theo bác có của Đài quan sát Trái đất của NASA, tần suất hình thành mây sóng trên đảo này là do các khối không khí ổn định ở phía nam Ấn Độ Dương chảy qua các dãy núi trên đảo.

Quần đảo Crozet không có ở người ở. Đây là nơi cư ngụ của hải cẩu, chim cánh cụt và chim biển cũng như một số trạm nghiên cứu. Lý đó đây không phải là nơi lý tưởng để con người sinh sống là bởi quần đảo này có hơn 300 ngày mưa mỗi năm. Nhiệt độ trung bình vào những tháng mùa đông là 2,7 độ C và những tháng mùa hè là 7,8 độ C.

Là quê hương của đàn chim cánh cụt lớn nhất thế giới, Île de la Possession là nơi đặt trụ sở của trạm nghiên cứu Alfred-Faure. Các nhà khoa học nghiên cứu 700.000 cặp sinh sản mạnh mẽ hiện có trên đảo, chiếm khoảng một nửa số chim cánh cụt vua trên thế giới.