Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Ăn uống như thế nào khi biến chứng tiểu đường và mỡ máu cao?

VOH - Bệnh tiểu đường, mỡ máu cao và huyết áp cao thường xảy ra cùng với nhau, nếu bị tiểu đường kết hợp mỡ máu cao nên ăn uống như thế nào để kiểm soát chúng?

Những thực phẩm chứa chất xơ, quercetin và axit nicotinic dành cho những người bị bệnh tiểu đường, mỡ máu cao và huyết áp cao nên tham khảo.

an-uong-bien-chung-tieu-duong
Biến chứng tiểu đường và mỡ máu cao hãy cẩn thận ăn uống để kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả - Ảnh: TVBS

Chất dinh dưỡng giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường và mỡ máu cao

Bác sĩ chữa tiểu đường nổi tiếng Hướng Hồng Đinh cùng với chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm Trương Hoa người Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ 3 loại dưỡng chất giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường và mỡ máu cao, bao gồm:

Chất xơ

Chất xơ trương nở khi tiếp xúc với nước và kết hợp với cholesterol hoặc các lipid khác, có thể làm giảm sự hấp thu cholesterol, tăng thể tích phân và nhu động ruột, thúc đẩy loại bỏ cholesterol từ phân và điều hòa lipid máu.

Chất xơ có nhiều trong trái cây và rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, nấm và tảo. Các loại ngũ cốc khác như gạo lứt cũng như bắp (ngô), kê, lúa mạch, cám lúa mì, cám gạo… cũng chứa nhiều chất xơ. Các loại rau củ và trái cây như cần tây, tỏi tây, rau muống, hành tây, rau diếp cá, bí ngô (bí đỏ), bắp cải, cà rốt, khoai lang, táo, chuối, tảo bẹ, rong biển,… đều giàu chất xơ.

Quercetin

Quercetin có chức năng chống oxy hóa và loại bỏ gốc tự do mạnh mẽ. Nó có thể ức chế quá trình peroxid hóa lipid màng tế bào và làm giảm đáng kể hàm lượng lipoprotein mật độ thấp bị oxy hóa trong cơ thể người sử dụng thực phẩm có chứa chất này.

Việc sử dụng thực phẩm giàu quercetin có liên quan đến nguy cơ tăng lipid máu. Quercetin là một hợp chất flavonoid được phân bố rộng rãi trong giới thực vật và có nhiều hoạt động sinh học. Quercetin được tìm thấy rộng rãi trong các loại rau củ và trái cây, chẳng hạn như hành tây, khoai tây, bắp cải, rau diếp cá, táo, xoài và nho đen. Quercetin cũng có trong nhiều loại thuốc thảo dược.

Axit nicotinic

Axit nicotinic là một chất bổ sung, nó là một dạng niacin được sử dụng để giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Niacin có thể làm giảm chất béo trung tính, cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein. Nó cũng có thể làm tăng giá trị cholesterol lipoprotein mật độ cao và loại bỏ lipid máu dư thừa khỏi mạch máu.

Đặc biệt, nội tạng động vật rất giàu axit nicotinic. Các loại rau lá xanh và các loại hạt như hạt mè và đậu phộng cũng là nguồn cung cấp axit nicotinic dồi dào.

Nguyên tắc ăn uống dành cho biến chứng tiểu đường và mỡ máu cao

1. Hạn chế ăn mỡ động vật giàu axit béo bão hòa như mỡ heo, bò, cừu và các loại mỡ động vật khác. Thay vào đó, hãy ăn nhiều dầu thực vật giàu axit béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, dầu bắp (ngô), dầu mè… nhưng thông thường lượng dầu ăn vào hàng ngày không được vượt quá 25 gram.

2. Lượng cholesterol hấp thụ hàng ngày không được vượt quá 300 mg. Nếu bạn mắc bệnh tim hoặc chứng xơ vữa động mạch khác, lượng cholesterol hấp thụ hàng ngày nên giảm xuống 200 mg. Nội tạng động vật, mỡ động vật, trứng (chủ yếu là lòng đỏ trứng) và các loại hải sản như mực, sò điệp, trứng cua gạch,… đều chứa nhiều cholesterol và cần ăn hạn chế.

3. Tăng cường thực phẩm thô và rau quả để bổ sung chất xơ. Lượng chất xơ hấp thụ nên nhiều hơn 25 gram mỗi ngày để giảm lượng lipid có hại trong máu.

4. Tránh dầu ăn đã qua sử dụng nhiều lần, các sản phẩm chiên xào và hoặc muối chua (ngâm chua), đồng thời giảm lượng muối ăn (natri) nạp vào hàng ngày không quá 4 gram hoặc nước tương ít hơn 10 gram.

5. Tốt nhất không nên uống rượu, hoặc uống một lượng nhỏ rượu có nồng độ cồn thấp, chẳng hạn như 50 gram rượu nho.

Biến chứng tiểu đường và mỡ máu cao hãy cẩn thận ăn uống

1. Giảm các thực phẩm giàu đường như bánh kẹo, đồ ăn ặt và đồ uống ngọt.

2. Thông thường một quả trứng chứa 250 mg cholesterol, vì vậy bệnh nhân biến chứng tiểu đường và mỡ máu cao không nên ăn quá 3 đến 4 quả trứng mỗi tuần; không ăn quá 75 gram thịt mỗi ngày và không ăn đồ chiên xào quá 2 lần mỗi tuần.

3. Nên sử dụng các phương pháp nấu ăn như hấp, luộc, hầm…để không chỉ giảm thất thoát chất dinh dưỡng của thực phẩm mà còn giảm lượng mỡ khi chế biến. Đồng thời, tránh chế biến thức ăn bằng cách chiên, xào, quay hoặc hun khói.

4. Ăn thường xuyên các thực phẩm có tác dụng hạ lipid máu như nấm hương, tỏi, các đậu, trà xanh, cần tây, hành lá, hành tây, hải sản…

5. Tránh cà phê chứa nhiều caffein và trà pha đậm đặc. Caffeine có thể kích thích sự gia tăng lipid máu và lượng đường trong máu. Ngay cả việc uống một lượng rất ít đồ uống có chứa caffein cũng có thể dẫn đến sự mất cân bằng về tỷ lệ các thành phần cholesterol trong máu.

6. Uống nhiều nước đun sôi, nói chung uống 2000ml nước trong một ngày là phù hợp.

7. Tránh ăn khuya và cố gắng không ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng.