Chờ...

Ăn uống thế nào để chống đột quỵ do thiếu máu cục bộ?

VOH - Duy trì mỡ máu ổn định giúp phòng bệnh tim mạch và tránh đột quỵ.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là do các mảng bám do cholesterol bị oxy hóa và các chất khác trong mạch máu làm tắc nghẽn mạch máu, gây thiếu máu cục bộ tế bào não và gây ra đột quỵ.

Do đó, mọi người nên kiểm soát mỡ máu đúng cách để tránh nồng độ máu quá cao, dẫn đến đột quỵ và làm tăng nguy cơ tử vong.

dot-quy-1
Đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi có cục máu đông làm nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm - Ảnh: TVBS

Chất dinh dưỡng đa lượng là những chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần với lượng lớn để phục vụ mục tiêu tăng trưởng, phát triển. Đồng thời, nó còn có tác dụng hỗ trợ các chức năng cơ thể và phòng ngừa bệnh tật.

Sau đây, các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ 4 chất dinh dưỡng đa lượng, giúp hạ mỡ máu hoặc giúp duy trì mỡ máu ổn định, phòng bệnh tim mạch và tránh đột quỵ.

Axit béo omega-3

Axit béo không bão hòa đa omega-3 là axit béo thiết yếu mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Chúng được cấu tạo từ DHA và EPA và có nhiều lợi ích cho cơ thể con người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, axit béo omega-3 có thể làm giảm chất béo trung tính, ngăn ngừa đột quỵ và duy trì sức khỏe tim mạch.

Thực phẩm giàu omega-3 gồm có ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, cá, mực, trứng, thịt và dầu hạt…Lượng omega-3 khuyến nghị hàng ngày không nên tiêu thụ quá 2.000 mg mỗi ngày.

Chất flavonoid

Flavonoid trong số các hóa chất thực vật (còn được gọi là phytochemical), có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và nhiều tác dụng khác, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ngăn ngừa sự gia tăng lipid máu.

Thực phẩm giàu chất flavonoid gồm trái cây như cam, quýt, bưởi, các loại trái cây mọng nước như nho, dâu tây, khế, việt quất, dâu tằm…Lượng flavonoid khuyến nghị hàng ngày nên tiêu thụ từ 2 đến 4 phần trái cây (một phần chiếm khoảng 3/4 chén ăn cơm), trong đó mọi người có thể chọn nhiều trái cây họ cam quýt hoặc quả mọng.

Chất xơ

Chất xơ được chia thành loại chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Ngoài tác dụng làm tăng cảm giác no của cơ thể, nó còn có tác dụng hỗ trợ đại tiện trơn tru. Chất xơ có thể kết hợp với cholesterol và chất béo để giảm hấp thu lipid và đào thải ra ngoài qua phân, từ đó làm giảm cholesterol và lipid máu trong cơ thể, có thể làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ.

Thực phẩm giàu chất xơ gồm có ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, cá, trứng, thịt, rau xanh và trái cây. Lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày từ 25 gram trở lên.

Chất lecithin

Lecithin là thành phần cấu trúc quan trọng của màng tế bào. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lecithin có tác dụng nhũ hóa, có thể làm loãng cholesterol, chất béo… và đặc biệt làm giảm sự lắng đọng trên thành mạch máu, từ đó làm giảm cholesterol, lipid máu, tránh đột quỵ.

Thực phẩm chứa nhiều lecithin gồm các loại đậu, cá, trứng và thịt, các loại hạt, dầu hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa. Lượng lecithin khuyến nghị hàng ngày, hiện tại không có khuyến nghị sử dụng lecithin hàng ngày, nhưng thông thường nên bổ sung không quá 5 gram mỗi ngày.