Người bị bệnh gút uống cà phê hoặc trà được không?

VOH - Một khi cơn gút xảy ra, người bệnh luôn khó quên cơn đau dữ dội nó mang đến.

Mọi người có biết rằng, ngoài cá và thịt gây ra cơn gút đau đớn, một số thực phẩm không chứa nhiều purin cũng có thể gây ra bệnh gút.

benh gut-ca-phe
Cà phê và trà cũng là đồ uống mà người bị bệnh nhân gút có thể yên tâm uống - Ảnh: TVBS

Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút không?

Lâm Thế Hàng, chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, trên thực tế purin và axit uric cao có thể không gây ra bệnh gút (gout). Chế độ ăn uống tác động đến nồng độ axit uric trong cơ thể chỉ chiếm từ 20 đến 30%.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao như đậu nành, các loại nấm không những không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên ăn đồ chiên xào, uống rượu, uống đồ hot trend… thì vẫn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

Có thể ăn gì nếu bị bệnh gút?

Chuyên gia Lâm Thế Hàng cho biết, hiện tại không có hướng dẫn nhất quán về khuyến nghị chế độ ăn uống cho bệnh nhân gút, vì vậy mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống khi mắc bệnh gút.

Thực phẩm có hàm lương purin thấp

Thực phẩm có hàm lương purin thấp phải kể đến ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, khoai tây, khoai lang…), trái cây, hầu hết các loại rau củ (rau lá và các loại dưa), trứng, các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, phô mai), sứa, hải sâm, dầu động vật và thực vật.

Khuyến cáo nếu không cần phải hạn chế uống nước, thì tốt nhất nên uống nhiều hơn 2000ml (2 lít) nước mỗi ngày, điều này giúp bài tiết axit uric. Cà phê và trà cũng là đồ uống mà người bị bệnh nhân gút có thể yên tâm uống.

Thực phẩm có hàm lương purin trung bình

Thực phẩm có hàm lương purin trung bình gồm có đồ uống lên men (sữa chua, yakult), thịt nạc, ức gà, các sản phẩm từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu hũ, đậu hũ khô…), đậu phộng, hạt điều… chứa khoảng 9 đến 100 mg purin trên 100 gram.

Có thể ăn những thực phẩm này ở mức độ vừa phải, nhưng vẫn nên tránh càng nhiều càng tốt trong thời điểm xảy ra cơn gút cấp tính.

Thực phẩm có hàm lương purin cao

Thực phẩm có hàm lương purin cao bao gồm: nội tạng động vật, nước lèo (hoặc nước lẩu), cốt gà, hải sản có vỏ (nghêu, sò, sò điệp, tôm, cua), một số loại cá (cá khô nhỏ, cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá hố, cá măng… ). Trong các cơn gút không cấp tính thì nên giảm ăn thực phẩm có hàm lương purin cao và đặc biệt là nên tránh ăn chúng trong các cơn gút cấp tính xảy ra.

Mặc dù các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, đậu nành, đậu natto, mầm đậu nành và nấm hương không gây nguy cơ mắc bệnh gút cho người khỏe mạnh, nhưng vẫn nên tránh dùng chúng trong những cơn gút cấp tính xảy ra và mọi người có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng để được hiểu rõ hơn về dùng những thực phẩm này.

Ngoài ra, thực phẩm giàu chất béo và rượu sẽ cản trở quá trình chuyển hóa axit uric, còn đường fructose sẽ làm tăng sản xuất axit uric. Tuy hàm lượng purin không cao nhưng người bệnh gút nên hạn chế ăn đồ chiên xào, tránh uống rượu bia và giảm uống đồ uống hot trend.

Bình luận