Chờ...

Tin phát triển bền vững ngày 4/7: Để cách mạng kinh tế xanh về đích

VOH - Thúc đẩy thực hiện tiêu chí gắn với tăng trưởng xanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chính thức được mua bán điện sạch trực tiếp

Chính phủ vừa ban hành nghị định số 80 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

Nghị định quy định mua bán điện trực tiếp được thực hiện thông qua hai hình thức. Đó là, mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn; mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, được thông qua hợp đồng kỳ hạn giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn.

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo đàm phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng mua bán điện về công suất, sản lượng, giá đối với sản lượng điện dư với Tập đoàn điện lực Việt Nam hoặc đơn vị được ủy quyền theo quy định.

Ngoài các hoạt động mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng quy định ở trên, khách hàng sử dụng điện lớn được mua bán điện với tổng công ty điện lực hoặc đơn vị bán lẻ điện theo quy định.

1

Doanh nghiệp phát triển bền vững: Vì sao họ thành công?

Trong hơn 20 năm qua, với rất nhiều biến động, như: khủng hoảng kinh tế, tài chính trong nước và quốc tế, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng gia tăng, đặc biệt là đại dịch COVID-19… tác động mạnh mẽ hàng ngày đến từng doanh nghiệp, rất nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động. Tuy nhiên, dường như có 1 “dòng” doanh nghiệp “miễn nhiễm” với những biến động trên.

Doanh nghiệp hiện có thể sử dụng nguồn vốn cho kinh doanh từ nhiều kênh khác với chi phí thấp hơn, như từ thị trường chứng khoán, từ phát hành trái phiếu và từ hợp tác đầu tư.

Thực tế những doanh nghiệp phát triển bền vững thời gian qua đã chứng minh: để có “nguồn lực vô hạn”, cần thành lập công ty cổ phần, niêm yết cổ phiếu sớm trên thị trường chứng khoán, kể cả niêm yết trên thị trường chứng khoán khu vực và thế giới.

Nhờ đó, doanh nghiệp huy động vốn kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh theo từng giai đoạn phát triển, từng giai đoạn mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời, cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán cũng luôn luôn có thanh khoản, giữ được giá trị và khi cần, doanh nghiệp luôn huy động vốn thành công phục vụ dự án phát triển sản xuất, phát triển kinh doanh.

Bất chấp mọi rủi ro bất định, trong hơn 20 năm qua, Việt Nam vẫn có nhiều doanh nghiệp phát triển bền vững, thành công trong sản xuất kinh doanh.

Thúc đẩy thực hiện tiêu chí gắn với tăng trưởng xanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Xác định tăng trưởng xanh là xu thế phát triển tất yếu, Việt Nam tiên phong, chủ động hội nhập trên hành trình xanh toàn cầu. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu từ “nâu” sang “xanh”, cộng đồng doanh nghiệp được xác định là nhân tố trọng tâm.

Để đáp ứng được các tiêu chí tăng trưởng xanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với các công nghệ mới tập trung vào phát triển bền vững, những công nghệ làm giảm lượng khí thải. Điển hình nhất về thay đổi công nghệ liên quan đến tăng trưởng xanh là sự phát triển của công nghệ đường ống công nghiệp cho phép loại bỏ vật liệu nguy hiểm khỏi môi trường. Do đó, nguy cơ toàn cầu của các bệnh như ung thư có thể được giảm và các mối đe dọa khác đối với môi trường, chẳng hạn như mực nước biển dâng có thể được kiểm soát.

Các doanh nghiệp là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, là nhân tố hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng xanh, bền vững. Chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần xác định rõ những thách thức và cơ hội, bảo đảm tuân thủ các quy định về môi trường, đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất, sắp xếp lại cơ cấu, hạn chế phát triển những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên; hình thành đội ngũ doanh nhân “xanh” của đất nước.

4

Để cách mạng kinh tế xanh về đích

Kinh tế xanh đang trở thành xu thế tất yếu của thế giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Nhận thức rõ điều này, các quốc gia trên thế giới đã, đang và sẽ đưa ra nhiều quy định, tiêu chuẩn về kinh tế xanh, thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên.

Điển hình như Liên minh châu Âu (EU) đã đề ra mục tiêu "Thỏa thuận xanh châu Âu" nhằm giảm 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 1990 và đạt mức trung hòa khí thải vào năm 2050. Trung Quốc cũng cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định phát triển kinh tế xanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Nhiều chính sách, chương trình, dự án khuyến khích DN áp dụng mô hình kinh tế xanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Nhờ những chính sách này, Việt Nam lọt top 10 quốc gia có đầu tư năng lượng tái tạo cao nhất thế giới với tổng vốn 7,4 tỷ USD, tốc độ phát triển năng lượng tái tạo đứng thứ 4 toàn cầu.

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển kinh tế xanh. Động lực từ DN và người dân tích cực tham gia chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi kinh tế tuần hoàn, carbon thấp sẽ giúp Việt Nam có thể tiếp tục duy trì vị trí trong 20 nước có quy mô thương mại toàn cầu lớn nhất thế giới.