Truy vấn được đưa ra theo Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số (DSA) của EU, buộc các nền tảng phải làm nhiều hơn để giải quyết vấn đề bán hàng bất hợp pháp và có hại.
Ủy ban Châu Âu cho biết, họ muốn biết các nền tảng của Trung Quốc đã thực hiện hành động gì để thông báo cho người dùng về các sản phẩm bất hợp pháp.
Cơ quan này cũng muốn biết Shein và Temu tuân thủ các quy tắc liên quan đến giao diện trực tuyến như thế nào để tránh hành vi lừa người dùng thực hiện các giao dịch mua hàng không mong muốn hoặc chọn một số cài đặt nhất định mà họ không biết.
Ủy ban cho biết, họ muốn biết thêm thông tin về cách các hãng đảm bảo tính minh bạch của hệ thống đề xuất - các thuật toán được các nền tảng sử dụng để thúc đẩy nội dung được cá nhân hóa hơn - và khả năng theo dõi người bán dễ dàng.
Cả hai công ty phải cung cấp thông tin trước ngày 12/7.
Ủy ban cho biết, yêu cầu cung cấp thông tin trên dựa trên khiếu nại của các tổ chức người tiêu dùng.
Vào tháng 5, nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng BEUC của Châu Âu đã đệ đơn khiếu nại Temu lên Ủy ban Châu Âu, cáo buộc ứng dụng này sử dụng "các kỹ thuật thao túng".
Temu vào thời điểm đó cho biết, họ cam kết tuân thủ các quy định.
Cả hai nền tảng Shein và Temu đều có lượng người dùng châu Âu đáng kể.
Shein, một công ty do người Trung Quốc thành lập có trụ sở chính tại Singapore cho biết, công ty có khoảng 108 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại 27 quốc gia EU.
Temu chỉ mới có mặt tại châu Âu vào năm ngoái và trung bình có khoảng 75 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại khối này.
Shein và Temu gần đây cùng với các nền tảng thương mại điện tử như AliExpress, Amazon và Zalando vào danh sách 24 "nền tảng trực tuyến rất lớn" phải đối mặt với các quy định an toàn chặt chẽ hơn theo DSA.