Bà bầu ăn khế được không? 7 lợi ích dưỡng thai cực tốt

(VOH) – Mang thai là thời kì chị em rất được 'cưng chiều', họ có thể thèm 'ăn cả thế giới' nhưng đôi khi chỉ thích món ăn hay thức quả dân dã như quả khế. Thế nhưng thực tế bà bầu ăn khế được không?

Quả khế vốn có vị chua chua ngọt ngọt nên khi mang thai, cơn ốm nghén và thèm chua “tìm tới” thì các mẹ bầu thường lựa chọn loại quả này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ cũng như em bé, tốt nhất hãy tìm hiểu kĩ lưỡng các tác động và lưu ý trước bồi bổ trái cây này. 

1. Bà bầu ăn khế được không?

Hầu hết các loại trái cây đều bổ sung những nhóm dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu nhưng cần chọn lựa đúng thời điểm và liều lượng ăn hợp lý, với quả khế cũng vậy. Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ rằng nếu bà bầu “ghiền” loại quả này thì tin vui là trong thai kì bà bầu hoàn toàn có thể ăn được.

2. Bà bầu ăn khế lợi cho sức khỏe thế nào?

Đâu chỉ là thức quả ăn “vui miệng”, khế còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, vitamin A, vitamin B hay các khoáng chất kali, canxi, photpho. Chính vì vậy, thêm khế trong thực đơn sẽ giúp bà bầu cải thiện một số vấn đề sức khỏe sau: 

2.1 Cải thiện ốm nghén

Như đã phân tích, vị chua dịu và ngọt thanh của khế vốn rất được các mẹ bầu ưa thích, nhất là trong giai đoạn ốm nghén. Theo đó, loại quả này hỗ trợ làm dịu cảm giác buồn nôn, khó chịu do sự nhạy cảm của khứu giác cũng như việc thay đổi hormone progesterone gây ra. 

ba-bau-an-khe-duoc-khong-7-loi-ich-duong-thai-cuc-tot-voh-0
Khế chua chua ngọt ngọt sẽ giảm các cơn ốm nghén hiệu quả (Nguồn: Internet) 

2.2 Giảm táo bón

Dựa theo phân tích dinh dưỡng, trung bình trong một trái khế có chứa khoảng 3g chất xơ cùng lượng vitamin C tương đương 52% giá trị hàng ngày mà cơ thể cần. Nhờ có hai nhóm chất này mà vấn đề rối loạn tiêu hóa gây “phiền toái” cho mẹ bầu như táo bón, đầy bụng hay khó tiêu sẽ được khắc phục hiệu quả. 

Xem thêm: Top thực phẩm giàu chất xơ dành cho bà bầu có thể bạn chưa biết

2.3 Điều hòa huyết áp

Một số thống kê y khoa chỉ ra rằng tỉ lệ phụ nữ mang thai đối mặt với bệnh lý tăng huyết áp thai kì có thể lên tới 7 – 10%. Do vậy, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ dẫn tới nguy cơ mắc tiền sản giật, ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ và thai nhi. 

Thói quen thêm khế trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ bầu được xem như cách chủ động kiểm soát huyết áp. Việc tiếp nạp khoáng chất kali từ khế giúp cơ thể loại bỏ lượng natri dư thừa, cân bằng các chất điện giải bên trong và bên ngoài tế bào, điều hòa dòng tuần hoàn máu. 

2.4 Tăng cường sức đề kháng

Vitamin C được tìm thấy từ khế nằm trong danh sách các thành tố quan trọng hình thành tế bào bạch cầu trung tính. Bên cạnh đó, vitamin C còn tham gia quá trình giải phóng các tế bào bạch cầu này, để tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân mang mầm gây bệnh cho bà bầu. 

Xem thêm: ch phòng ngừa cảm cúm khi mang thai, giúp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trong mùa dịch corona

2.5 Khắc phục tình trạng bí tiểu

Trong thai kì, tử cung của mẹ bầu sẽ ngả về phía sau và chèn ép vào cổ bàng quang, gây chứng bí tiểu. Thông thường, ở tuần thai thứ 14 tình trạng này sẽ thuyên giảm, tuy vậy các mẹ có thể uống nước quả khế chua để sớm cải thiện. 

2.6 Bảo vệ đôi mắt

Cùng với nhóm vitamin A, trong khế cũng chứa hoạt chất beta – carotene (tiền chất vitamin A), cả hai thành phần này đều đảm nhiệm vai trò tạo ra những sắc tố trong võng mạc, đồng thời duy trì và bảo vệ sức khỏe đôi mắt của mẹ bầu. 

ba-bau-an-khe-duoc-khong-7-loi-ich-duong-thai-cuc-tot-voh-1
Vitamin A từ khế sẽ tăng cường bảo vệ đôi mắt của bà bầu (Nguồn: Internet) 

2.7 Tốt cho răng miệng

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ có rất nhiều biến đổi bao gồm cả việc nồng độ pH trong khoang miệng giảm xuống. Điều này tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và bám trên răng, tăng nguy cơ mắc viêm nướu, sâu răng. 

Ngoài việc đánh răng đều đặn, đúng cách, hàng ngày mẹ bầu có thể kết hợp súc miệng bằng nước quả khế chua sau mỗi bữa ăn. 

Xem thêm: 7 thứ bạn tuyệt đối không nên cho vào miệng nếu không muốn răng bị hỏng

3. Một số lưu ý bà bầu cần biết khi ăn khế

Khế chua hay khế ngọt đều có thể tận dụng để làm nguyên liệu đồ uống hay chế biến các món nộm, canh chua,... Dù dùng khế theo cách nào thì mẹ bầu vẫn cần lưu ý một số điều dưới đây: 

  • Tốt nhất nên ăn sau bữa ăn chính khoảng 30 phút, tránh ăn khi đói vì có thể gây đau dạ dày. 
  • Không ăn quá nhiều khế, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1 – 2 trái. Đặc biệt, nếu muốn ăn trực tiếp, hãy lựa chọn khế chín vừa đủ, không ngọt lịm mà vẫn còn vị chua dôn dốt. 
  • Với các mẹ bầu có tiền sử điều trị sỏi thận, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. 

Vậy là mẹ bầu có thể yên tâm hơn khi dùng khế trong giai đoạn dưỡng thai rồi đúng không nào. Nhưng mẹ hãy nhớ đảm bảo thực hiện các lưu ý quan trọng trên đây để duy trì sức khỏe của bản thân và em bé thật tốt nhé.