Khi mang thai, phụ nữ cần ăn uống lành mạnh để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, trong đó bổ sung trái cây và rau là cách tốt để cơ thể nhận được nhiều dưỡng chất. Táo là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng tự nhiên, mang lại một số lợi ích tốt cho sức khỏe.
1. Bà bầu ăn táo được không?
Bà bầu hoàn toàn CÓ thể ăn táo trong thai kỳ. Táo là loại trái cây tốt cho sức khỏe mọi người, trong đó có phụ nữ mang thai.
Táo là nguồn thực phẩm giàu chất xơ và vitamin C. Ngoài ra, táo cũng chứa nhiều vitamin A, kali và pectin. Pectin là một loại tiền sinh học giúp cung cấp vi khuẩn tốt trong đường ruột.
Tuy nhiên, khi ăn táo bạn nên chọn những quả táo ngọt, có nguồn gốc và nên rửa thật sạch và gọt vỏ trước khi ăn để tránh ngộ độc do thuốc trừ sâu có trong vỏ táo. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn cả hạt khi ăn táo.
2. Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn táo
Táo chủ yếu chứa nước và carbohydrate, chất xơ, vitamin nhóm B, vitamin C, A, E, K cũng như các khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi, magie, kali và photpho... Chính vì thế, bà bầu ăn táo khi mang thai sẽ nhận được một số lợi ích sức khỏe như:
2.1 Ngừa thiếu máu
Táo giàu chất sắt giúp tăng cường sản xuất hemoglobin trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa thiếu máu. Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thiếu máu nhiều hơn, nếu tình trạng này không được cải thiện có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, trẻ sinh nhẹ cân.
Xem thêm: Bị thiếu máu khi mang thai – lời khuyên hữu ích về cách điều trị và chế độ ăn uống
2.2 Giúp tiêu hóa
Sự thay đổi nội tiết tố thai kỳ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và dẫn đến táo bón. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn táo có thể giúp cải thiện tình trạng này. Táo chứa chất xơ giúp làm mềm phân, cải thiện được chứng táo bón thai kỳ.
2.3 Tăng cường hệ miễn dịch
Táo là nguồn chứa vitamin C dồi dào, giúp cơ thể xây dựng hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa nhiễm trùng và các bệnh thông thường.
2.4 Cung cấp năng lượng
Táo chứa nhiều các loại đường đơn như glucose, sucrose và fructose có thể giúp cung cấp năng lượng tức thì. Do đó, nếu bạn đang gặp phải các vấn đề như nhanh đói, lượng đường trong máu thấp thì đừng quên mang theo bên mình một quả táo.
2.5 Giữ cho tim khỏe mạnh
Ăn táo có thể giúp làm giảm cholesterol xấu trong máu. Cholesterol xấu là nguyên nhân hàng đầu gây ra các mảng bám (mảng xơ vữa) và viêm thành động mạch, cản trở sự lưu thông của dòng máu.
2.6 Ngăn ngừa các vấn đề về đường hô hấp
Bà bầu ăn táo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ sau khi chào đời. Táo chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường và củng cố sức mạnh cho 2 lá phổi của mẹ bầu.
Xem thêm: Hen suyễn ở trẻ em: Những điều các bậc phụ huynh cần biết
2.7 Giúp xương phát triển
Táo chứa nhiều canxi, đây là chất thiết yếu để giúp xương chắc khỏe. Táo còn giúp ngăn ngừa sự mất canxi trong cơ thể, giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm, thúc đẩy mật độ và sức mạnh của xương.
2.8 Tăng trí nhớ
Vỏ táo chứa nhiều quercetin – chất chống oxy hóa có khả năng cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức. Đồng thời cũng giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào não và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cùng chứng sa sút trí tuệ.
Bà bầu uống nước ép táo hàng ngày còn giúp cải thiện trí nhớ trong não bằng cách kích thích chất dẫn truyền thần kinh, gọi là acetylcholine. Nó cũng bảo vệ não khỏi tổn thương do quá trình oxy hóa xảy ra bởi chế độ ăn uống thiếu chất hoặc di truyền.
2.9 Ngăn ngừa ung thư
Các hợp chất hóa học trong táo có đặc tính chống ung thư. Vì thế, bà bầu ăn táo có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi, đại trực tràng, tiêu hóa và ung thư vú.
Xem thêm: 6 dấu hiệu nhận biết ung thư vú và cách kiểm tra vú tại nhà giúp pháp hiện sớm ung thư vú
3. Táo xanh có tốt như táo đỏ?
Những lợi ích sức khỏe mà táo xanh mang lại cũng tương tự như táo đỏ. Do đó, bạn có thể ăn táo xanh thay cho táo đỏ khi mang thai.
Táo xanh chứa ít đường và nhiều chất xơ so với táo đỏ. Chúng có lớp da dày hơn và vị chua giòn nên ăn táo xanh đặc biệt tốt cho những mẹ bầu lo lắng về lượng carbohydrate và đường trong thai kỳ.
Táo xanh cũng giàu chất chống oxy hóa, có khả năng loại bỏ gốc tự do tương tự như táo đỏ. Ngoài ra, táo xanh có thể giúp kiểm soát mức huyết áp của cơ thể mẹ bầu ở mức bình thường.
Như vậy, bạn có thể ăn táo đỏ cũng như táo xanh trong suốt thai kỳ vì chúng tốt cho sức khỏe như nhau.
4. Tác dụng phụ khi bà bầu ăn táo
Mặc dù táo rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi, nhưng bạn phải tiêu thụ chúng một cách điều độ, tiêu thụ táo quá nhiều có thể dẫn đến một số vấn đề như:
- Táo bón
- Ợ chua
- Tăng cân khi mang thai
- Ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể
5. Bà bầu ăn táo bao nhiêu là tốt?
Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả táo và không nên ăn liên tục cả tuần.
Bên cạnh ăn táo tươi thì uống nước ép táo cũng giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch... Bạn có thể uống 2 ly nước ép táo mỗi ngày.
6. Cách bổ sung táo và chế độ ăn của bà bầu
Với táo, bạn có thể ăn ở dạng tươi và uống nước ép táo, bạn còn có thể thử làm một số món ăn từ táo như:
- Salad táo
- Táo sấy khô
- Táo nướng
- Bánh làm từ táo
- Trà táo
7. Những lưu ý cần nhớ khi bà bầu ăn táo
Dù táo rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nhưng bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Trước khi ăn táo nên rửa táo sơ qua dưới vòi nước sạch. Sau đó, ngâm táo từ 5 – 10 phút trong nước muối loãng, rồi tiếp tục rửa táo dưới vòi nước sạch.
- Nên mua táo ở những địa chỉ uy tín, chất lượng để hạn chế nguy cơ sản phẩm có chứa chất bảo quản.
- Dù cùng thuộc họ táo, nhưng táo mèo có thể gây kích thích các cơn co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ sinh non, dọa sảy thai. Do đó, bạn nên tránh xa loại quả này nhé!
Như vậy, táo là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mà bạn nên thêm vào chế độ ăn trong thai kỳ. Với những lợi ích to lớn trên, hãy thêm táo vào thực đơn ăn uống của mình ngay hôm nay.