Giải đáp: Mẹ uống thuốc bao lâu thì cho con bú lại an toàn?

( VOH ) - Có rất nhiều trường hợp các bà mẹ trong giai đoạn trong con bú lại bị bệnh phải dùng thuốc. Thế nhưng mẹ uống thuốc bao lâu thì cho con bú lại an toàn ?

Với những bà mẹ đang trong giai đoạn chăm sóc con nhỏ, nhất là bé còn đang trong giai đoạn bú mẹ thường rất băn khoăn trong việc có nên sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú và nếu sử dụng thì uống như thế nào để không làm ảnh hưởng đến bé… Tất cả những thắc mắc xoay quanh vấn đề này sẽ được Tiến sỹ - Bác sỹ Cam Ngọc Phượng - Trưởng khoa sơ sinh, bệnh viện Quốc Tế Hạnh Phúc chia sẻ trong bài viết say đây:

1. Mẹ có nên uống thuốc khi cho con bú ?

Theo chia sẻ từ bác sĩ Cam Ngọc Phượng, có không ít trường hợp các trường hợp các bà mẹ đến thăm khám và cùng đặt ra chung một thắc mắc là có nên uống thuốc khi cho con bú hay không hay uống thuốc bao lâu thì cho con bú sẽ an toàn…

Thông thường, đối với các loại thuốc dùng cho thai phụ trong giai đoạn sau sinh, chăm sóc con thì sẽ có một số loại thuốc an toàn cho sức khỏe thai phụ lẫn em bé nhưng cũng có những loại thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ cho trẻ. Nguyên nhân là chính là thuốc có thể thải qua sữa mẹ.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ cho biết, hiện nay vẫn còn nhiều điều chưa được nghiên cứu rõ về tác dụng phụ trước mắt và lâu dài của thuốc sử dụng cho cho bà mẹ khi cho con bú.

Do đó, các bác sĩ khuyên trong giai đoạn cho con bú mẹ chỉ nên dùng thuốc trong những trường hợp thật sự cần thiết. Khi dùng hãy dùng liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể.

2. Sau khi uống thuốc kháng sinh bao lâu thì cho con bú ?

Để bé được bú sữa mẹ một cách an toàn thì các mẹ bé phải biết rõ các loại thuốc đang dùng. Các loại thuốc dành cho phụ nữ đang cho con bú thường được chia thành 2 loại:

2.1 Thuốc có tác dụng ngắn

Đây là những loại thuốc khi được uống vào cơ thể, sẽ có tác dụng ngay trong vòng 30 – 40 phút. Sau đó thuốc sẽ được thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể sau khoảng 3 tiếng.

Những loại thuốc này các bà mẹ có thể uống sau khi cho em bé xong vì mỗi cữ bú của trẻ thường cách nhau khoảng 3 tiếng và thời gian này đủ để thuốc được thải ra bên ngoài, vì thế cũng sẽ đảm bảo an toàn cho bé hơn.

Phần lớn các trường hợp phụ nữ trong giai đoạn cho con bú sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng ngắn.

giai-dap-me-nen-uong-thuoc-bao-lau-thi-cho-con-bu-an-toan-VOH

Mẹ có nên dùng thuốc tây trong giai đoạn cho con bú (Nguồn: Internet)

2.2 Thuốc có tác dụng dài

Với những thuốc có tác dụng dài thì nó có thể tồn tại trong cơ thể tới 24 giờ, ở những loại thuốc này các bà mẹ cần nên hạn chế dùng.

Trong trường hợp, mẹ bắt buộc phải dùng các loại thuốc có tác dụng dài thì nên uống tại các thời điểm bé ngủ giấc ngủ dài nhất (có những giấc ngủ bé có thể ngủ từ 6 – 8 tiếng), để khi đến cữ bú tiếp theo của bé thì hàm lượng thuốc cũng đã giảm bớt đi.

Do đó, bác sĩ Phượng cho biết, các chị em cần nên trao đổi với bác sĩ về việc đang trong giai đoạn cho con bú để bác sĩ lựa chọn sử dụng các loại thuốc có tác dụng ngắn nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.

2.3. Các loại thuốc tác dụng ngắn, tác dụng dài có liên quan đến các bệnh cấp tính- mãn tính không ?

Bác sĩ Phượng cũng cung cấp thêm, các loại thuốc tác dụng ngắn, tác dụng dài chỉ liên quan đến các cấu tạo, thành phần của thuốc. Cơ chế của thuốc khi vào cơ thể sẽ được thải trừ ra khỏi cơ thể trong thời gian nhanh hay chậm. Bởi có những bệnh, người bệnh có thể sử dụng được thuốc tác dụng ngắn và những bệnh thì nên sử dụng thuốc tác dụng dài.

Với các bệnh mãn tính thì các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên sử dụng các loại thuốc có tác dụng dài để tránh việc phải uống thuốc quá nhiều lần trong ngày.

3. Biểu hiện của bé khi mẹ dùng thuốc trong quá trình cho con bú

Thông thường, các mẹ có thể quan sát những điểm bất thường ở trẻ khi mẹ dùng thuốc nhưng đang trong quá trình cho con bú như sau:

Nếu thấy bé có một trong các triệu chứng trên, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám xem những hiện tượng này là do dấu hiệu bệnh lý hay do tác dụng phụ của thuốc mẹ đang dùng.

Bác sĩ Phượng chia sẻ, cũng sẽ có những trường hợp các bác sĩ bắt buộc phải kê những loại thuốc cho mẹ và chắc chắn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

giai-dap-me-nen-uong-thuoc-bao-lau-thi-cho-con-bu-an-toan-1-VOH

Mẹ cần quan sát những dấu hiệu của trẻ để xem bé có bị tác dụng phụ khi mẹ dùng thuốc hay không
(Nguồn: Internet)

Với những trường hợp này, các bà mẹ tuyệt đối không được cho con bú sữa mẹ mà nên vắt bỏ sữa tạm thời trong thời gian dùng thuốc. Các mẹ sẽ được cho con bú lại bình thường theo những hướng dẫn của bác sĩ.

Những trường hợp dùng thuốc không tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, có thể gây ra những vấn đề sức khỏe cho bé ở não bộ như phù não, thoái hóa mỡ ở gan vô cùng nguy hiểm.

4. Đối với bệnh thông thường mẹ có nên tự điều trị tại nhà ?

Có rất nhiều bà mẹ hiện nay vẫn còn rất chủ quan, với những bệnh cảm, ho thông thường họ thường tự ý mua thuốc về sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng một số loại thuốc thông dụng nhưng không có sự tư vấn của bác sĩ có thể gây ra các vấn đề như bé ngủ nhiều, bé bú ít đi hoặc lười bú, mẹ bị giảm tiết sữa…

Do đó, các mẹ cần lưu ý với những loại thuốc chữa cảm, ho hay với những bệnh dị ứng thông thường, các loại thuốc điều trị các bệnh viêm mũi dị ứng thì sẽ dễ gây ra các tác dụng phụ gây buồn ngủ cho mẹ, khô đàm và làm giảm tiết sữa.

Theo bác sĩ Phượng, hiện nay cũng vẫn có những loại thuốc điều trị các bệnh thông thường nhưng không có tác dụng gây buồn ngủ. Chính vì thế, các mẹ có thể lựa chọn những loại thuốc phù hợp và an toàn nhất để sử dụng.

5. Những cách khắc phục khi mẹ bị giảm tiết sữa khi dùng thuốc

Để lượng sữa của mẹ có thể phục hồi lại được như lúc ban đầu, các mẹ cần:

  • Uống nhiều nước để thải bớt lượng thuốc ra đồng thời cũng làm giảm nguy cơ giảm tiết sữa.
  • Các mẹ nên báo với bác sĩ được đổi sang một nhóm thuốc khác – nhóm thuốc không có tác dụng phụ làm giảm tiết sữa.

giai-dap-me-nen-uong-thuoc-bao-lau-thi-cho-con-bu-an-toan-2-VOH

Thuốc mẹ uống có thể gây ra một số tác dụng phụ ở trẻ (Nguồn: Internet)

6. Những tác dụng phụ nào có thể xảy ra với trẻ?

Với trẻ, tác dụng phụ thường gặp nhất chính là trẻ thường ngủ nhiều, lười bú (một số trẻ lượng bú sẽ giảm đi một nửa so với bình thường).

Ngoài ra, cũng có thêm một số tác dụng phụ khác mà bé có thể gặp như:

Bác sĩ Phượng cũng cho biết thêm, đối với một số loại thuốc như thuốc ho, thuốc trị tiêu chảy có chứa thành phần cồn trong biệt dược thì chính thành phần cồn này là chất có khả năng gây ngủ và giảm bú ở trẻ.

Do đó, nếu thấy các loại thuốc nào có thành phần cồn trên 20% thì các mẹ không nên dùng khi đang trong giai đoạn cho con bú.

7. Có nên ngưng cho con bú khi đang sử dụng thuốc ?

Thông thường thì các loại thuốc được sử dụng cho mẹ bầu trong giai đoạn bú sữa mẹ đều là an toàn. Nhưng khi cho con bú mà mẹ bầu sử dụng thuốc thì sẽ có các nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Vì có một số thuốc không an toàn khi đang cho con bú, nên khi đang dùng các loại thuốc có thể gây hại cho bé thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để tìm, sử dụng loại thuốc khác an toàn thay thế. Ngoài ra cũng có thể cho con bú khi nồng độ thuốc giảm dần sau khi uống thuốc.

Để tốt cho sức khỏe, thì khi mẹ có kế hoạch sử dụng thuốc thì nên hút sữa ra ngoài trước khi uống thuốc hoặc trữ sữa đã vắt ra để dành cho bé bú.

Vì thế khi sử dụng thuốc tạm thời trong giai đoạn cho bú thì mẹ bé có thể dùng phương pháp vắt sữa, duy trì nguồn sữa cần thiết cho bé cho đến lúc mẹ ngưng thuốc và cho bé bú trở lại. Nguồn sữa vắt khi đang dùng thuốc thì không nên cho bé bú.

8. Nguyên tắc cần thiết khi sử dụng thuốc các mẹ cần biết

Bác sĩ Phượng cho rằng, các bà mẹ trong giai đoạn cho con bú cần phải có sự cân nhắc giữa lợi và hại trong việc sử dụng thuốc, bởi bất kì loại thuốc nào cũng đều sẽ có hai mặt.

Chính vì thế, các mẹ đừng chủ quan trong việc tự ý sử dụng các loại thuốc trị cảm, ho thông thường vì bản thân những loại thuốc này cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ cho sức khỏe.

Ngoài ra, một số người cho rằng sử dụng các loại thảo dược để trị bệnh thì an toàn, thế nhưng hiện nay rất ít các nghiên cứu khoa học về việc dùng thảo dược sẽ an toàn hơn khi cho con bú. Với một số loại thảo dược khi dùng liều cao vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây tăng huyết áp.

Vì vậy, nếu phải dùng thảo dược thì bác sĩ vẫn nhắc nhở chị em phụ nữ cần phải thận trọng và suy nghĩ liệu rằng có cần thiết phải dùng hay không. Nếu dùng thì các bà mẹ hãy nên nhớ chỉ nên dùng với liều thấp nhất có thể.

Với những bệnh lý phải điều trị lâu dài như bệnh tiểu đường, bệnh trầm cảm… thì việc dùng thuốc là cần thiết. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn sử dụng các loại thuốc có tác dụng ngắn, nhằm không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần phải uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày, dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng thì sẽ không làm ảnh hưởng đến lượng sữa cho bé bú mỗi ngày.

9. Có cần sử dụng những loại khoáng tố khi mẹ bị bệnh ?

Một số phụ nữ sau khi sinh thường hay sử dụng các loại vitamin, tuy nhiên bác sĩ Phượng cho rằng nếu như các mẹ sau khi sinh xong vẫn ăn được, ngủ được thì việc cung cấp các loại vitamin từ thực phẩm sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc phải dùng thuốc.

Một số loại thuốc vitamin thường gây ra tác dụng phụ là táo bón ở phụ nữ và khi bé bú sữa mẹ thì bé cũng sẽ bị táo bón, đau bụng, đầy bụng… Chính vì thế, bác sĩ khuyên không nên lạm dụng các loại thuốc vitamin khi người mẹ vẫn còn khỏe mạnh.

Trên đây là những chia sẻ của TS - BS Cam Ngọc Phượng về chủ đề: Mẹ cho con bú có được uống thuốc tây?. Hi vọng với những chia sẻ trên, các bà mẹ đã có được thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Để nghe lại toàn bộ cuộc trò chuyện cùng bác sĩ, bạn có thể nghe tại audio bên dưới: 

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái